Viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là ai?
Viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là ai?
Theo Điều 2 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước cử là nước ủy nhiệm cho một cá nhân làm viên chức Lãnh sự danh dự để thực hiện một hoặc một số chức năng lãnh sự trên lãnh thổ Việt Nam và được Bộ Ngoại giao chấp thuận.
2. Cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu là cơ quan lãnh sự đứng đầu bởi viên chức Lãnh sự danh dự được Nước cử ủy nhiệm đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi là Cơ quan lãnh sự danh dự.
3. Viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là người được Nước cử ủy nhiệm để thực hiện một hoặc một số chức năng lãnh sự của nước đó tại khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam và được Bộ Ngoại giao chấp thuận bằng văn bản, sau đây gọi là Lãnh sự danh dự.
...
Theo đó Viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là người được Nước cử ủy nhiệm để tiến hành thực hiện một hoặc một số chức năng lãnh sự của nước đó trong khu vực lãnh sự nhất định tại Việt Nam và được Bộ Ngoại giao chấp thuận bằng văn bản.
Viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam là ai? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam?
Tại Điều 5 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định:
Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự
1. Sau khi nhận được chấp thuận của Bộ Ngoại giao về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, Nước cử gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo 01 bộ hồ sơ của Lãnh sự danh dự theo quy định tại Điều 7, dự kiến nơi đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và các chức năng lãnh sự mà Nước cử ủy nhiệm.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu Nước cử bổ sung các thông tin liên quan khác.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công hàm và đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về việc chấp thuận Lãnh sự danh dự để đảm bảo các yêu cầu về đối ngoại, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao sẽ quyết định chấp thuận hay không chấp thuận người được đề cử làm Lãnh sự danh dự.
3. Sau khi thông qua ứng cử viên Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Nước cử và yêu cầu Nước cử nộp bản sao Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự để Bộ Ngoại giao cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Hai bên trao đổi thống nhất về thời điểm tiếp nhận Giấy ủy nhiệm lãnh sự và trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.
4. Sau khi tiếp nhận Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự và trong thời hạn 05 ngày sau khi trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông tin về Lãnh sự danh dự của Nước cử mới được chấp thuận tại Việt Nam bao gồm thông tin về cá nhân Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và thời hạn nhiệm kỳ.
5. Nước cử có thể gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao trao đổi ý kiến về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam đồng thời với việc đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo hồ sơ lý lịch của Lãnh sự danh dự. Trong trường hợp này, hồ sơ gửi kèm phải phù hợp với các quy định Khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
6. Trường hợp Nước cử đã được chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam và ủy nhiệm một người mới làm Lãnh sự danh dự thì không phải trao đổi lại ý kiến với Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Theo đó Bộ Ngoại giao có thẩm quyền quyết định chấp thuận hay không chấp thuận người được đề cử làm Lãnh sự danh dự.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Theo Điều 7 Nghị định 26/2022/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận Lãnh sự danh dự
1. Công hàm của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao trong đó nêu cụ thể việc đề cử một cá nhân làm Lãnh sự danh dự, dự kiến đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự.
2. Sơ yếu lý lịch có ảnh.
3. Bản sao hộ chiếu.
4. Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp trong thời hạn không quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ xin chấp thuận.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam gồm:
+ Công hàm của Nước cử gửi Bộ Ngoại giao. Trong đó nêu cụ thể việc đề cử một cá nhân làm Lãnh sự danh dự, dự kiến đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và nhiệm kỳ của Lãnh sự danh dự.
+ Sơ yếu lý lịch có ảnh của ứng viên.
+ Bản sao hộ chiếu của ứng viên.
+ Bản lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp trong thời hạn không quá 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin chấp thuận.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?