Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp Giáo viên dự bị đại học hạng 1 hiện nay có mức lương tối thiểu bao nhiêu?
Giáo viên dự bị đại học hạng 1 có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định:
Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng II, giáo viên dự bị đại học hạng I còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Chủ trì biên soạn hoặc thẩm định kế hoạch giáo dục hoặc tài liệu, học liệu của nhà trường để triển khai chương trình giáo dục dự bị đại học;
b) Chủ trì công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trong trường dự bị đại học;
c) Chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; làm báo cáo viên các lớp hoặc khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học;
d) Chủ trì đánh giá, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học;
đ) Chủ trì tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường;
e) Tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học.
...
Theo đó Giáo viên dự bị đại học hạng 1 có đủ các nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng 2 và các nhiệm vụ sau:
- Giáo viên dự bị đại học hạng 1 chủ trì biên soạn hoặc thẩm định kế hoạch giáo dục hoặc tài liệu, học liệu của nhà trường để triển khai chương trình giáo dục dự bị đại học;
- Và chủ trì công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trong trường dự bị đại học;
- Đứng ra chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; làm báo cáo viên các lớp hoặc khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học;
- Chủ trì đánh giá và thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học;
- Tiến hành chủ trì tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường;
- Ngoài ra Giáo viên dự bị đại học hạng 1 còn trực tiếp tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học.
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp Giáo viên dự bị đại học hạng 1 hiện nay có mức lương tối thiểu bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Giáo viên dự bị đại học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định:
Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên các ngành lí luận và phương pháp dạy học, lí luận và phương pháp dạy học bộ môn đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc ngành quản lý giáo dục;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
...
Theo đó Giáo viên dự bị đại học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng như sau:
- Đầu tiên cần có bằng thạc sĩ trở lên các ngành lí luận và phương pháp dạy học, lí luận và phương pháp dạy học bộ môn đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc ngành quản lý giáo dục;
- Tiếp theo Giáo viên dự bị đại học hạng 1 cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp Giáo viên dự bị đại học hạng 1 hiện nay có mức lương tối thiểu bao nhiêu?
Theo Điều 9 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III (mã số V.07.07.19) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II (mã số V.07.07.18) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I (mã số V.07.07.17) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó hệ số lương Giáo viên dự bị đại học hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Giáo viên dự bị đại học hạng 1 được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó, Giáo viên dự bị đại học hạng 1 hiện nay có thể nhận mức lương từ: 7.920.000 đồng/tháng đến 12.204.000 đồng/tháng.
Vậy mức lương tối thiểu hiện nay của Giáo viên dự bị đại học hạng 1 là 7.920.000 đồng/tháng.
Lưu ý:
- Mức lương trên không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.
- Khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng bảng lương mới, theo Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?