Viên chức dự thi thăng hạng lên Điều dưỡng hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp trong bao lâu?

Viên chức dự thi thăng hạng lên Điều dưỡng hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp trong bao lâu? Câu hỏi của chị H.L (An Giang).

Viên chức dự thi thăng hạng lên Điều dưỡng hạng 2 phải có thời gian giữ CDNN trong bao lâu?

Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT có quy định như sau:

Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh điều dưỡng hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
...

Theo đó, viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 3 lên chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 3 hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm.

Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh Điều dưỡng hạng 3 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.

thi thăng hạng lên Điều dưỡng hạng 2

Viên chức thi thăng hạng lên Điều dưỡng hạng 2 phải đáp ứng tiêu chuẩn thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Điều dưỡng hạng 2 là gì?

Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định như sau:

Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11
1. Nhiệm vụ:
a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:
Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh;
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh;
Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;
Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định;
Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.
b) Sơ cứu, cấp cứu:
Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;
Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:
Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh;
Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe;
Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.
d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia;
Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng.
đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:
Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:
Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh;
Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;
Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;
Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.
g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:
Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;
Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;
Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc;
Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng.
...

Theo đó, Điều dưỡng hạng 2 phải thực hiện những nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.

Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Điều dưỡng hạng 2 ra sao?

Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT có quy định như sau:

Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Điều dưỡng.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).
...

Theo đó, Điều dưỡng hạng 2 phải đáp ứng 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Điều dưỡng.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).

Đi đến trang Tìm kiếm - Viên chức điều dưỡng
1,374 lượt xem
Viên chức điều dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương của điều dưỡng mới ra trường hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Điều dưỡng hạng 2 có hệ số lương bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Viên chức Điều dưỡng hạng 4 phải làm nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Viên chức Điều dưỡng hạng 4 phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng ra sao?
Lao động tiền lương
Điều kiện dự thi thăng hạng lên Điều dưỡng hạng 3 của viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của Điều dưỡng hạng 2 ra sao?
Lao động tiền lương
Bảng lương Điều dưỡng hạng 3 hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Điều dưỡng hạng 3 có hệ số lương là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Viên chức dự thi thăng hạng lên Điều dưỡng hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Điều dưỡng hạng 4 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức điều dưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức điều dưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào