Viên chức đang công tác tại vùng sâu vùng xa có được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn không?

Viên chức đang công tác và làm việc tại vùng sâu vùng xa thì có được vô biên chế hay không? Câu hỏi của anh Tường (Khánh Hòa).

Vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là gì?

Theo Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Phụ cấp của viên chức đang làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định:

Phụ cấp thu hút
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định:

Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
1. Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
2. Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
3. Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, gồm:
1. Công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
2. Công chức, viên chức và người lao động trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước bao gồm: Trạm y tế cấp xã; Trạm y tế cơ quan, trường học; Phòng khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế, Bệnh viện và các cơ sở y tế khác từ cấp xã trở lên;
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, nhân viên quân y trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các Trạm y tế kết hợp quân dân y.

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định:

Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1. Phụ cấp lưu động
Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương cơ sở.
2. Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số
Nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Theo đó, ngoài những phụ cấp được áp dụng chung đối với viên chức, viên chức đang công tác và làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ thêm những khoản phụ cấp sau:

-Phụ cấp thu hút cho cán bộ, công chức, viên chức.

-Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

-Phụ cấp ưu đãi theo nghề.

-Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Viên chức đang công tác tại vùng sâu vùng xa thì có được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hay không hay không?

Viên chức đang công tác tại vùng sâu vùng xa thì có được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hay không hay không? (hình từ internet)

Viên chức đang công tác tại vùng sâu vùng xa có được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:

Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.

Theo đó, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, trường hợp viên chức đang công tác tại vùng sâu vùng xa thì nếu địa bàn anh đang công tác thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH thì được ký hợp đồng làm việc không thời hạn (hay còn gọi là biên chế suốt đời).

Hợp đồng làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tải mẫu hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức ở đâu?
Lao động tiền lương
Thời gian tối thiểu để đề nghị thay đổi nội dung hợp đồng làm việc là bao lâu?
Lao động tiền lương
3 trường hợp viên chức có thể được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là gì?
Lao động tiền lương
Hợp đồng làm việc được ký kết giữa viên chức với đối tượng nào?
Lao động tiền lương
Nội dung hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Nội dung hợp đồng làm việc không xác định thời hạn của viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu các loại hợp đồng làm việc của viên chức 2024?
Lao động tiền lương
Hợp đồng làm việc của viên chức có được ký kết bằng miệng không?
Lao động tiền lương
Hợp đồng làm việc của viên chức có bao gồm thời gian tập sự hay không?
Lao động tiền lương
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi đơn vị sự nghiệp công lập thu hẹp quy mô hoạt động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hợp đồng làm việc
1,458 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào