Việc nhả tải của thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Việc nhả tải của thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại tiểu mục 4.2.3.1.1 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.3 Thiết bị mang tải bằng nam châm
4.2.3.1 Yêu cầu chung
4.2.3.1.1 Việc nhả tải phải được kích hoạt bằng bộ điều khiển tác động kép. Không yêu cầu điều này nếu việc nhà tải nâng là không thể xảy ra cho đến khi tải nâng được đặt trên nền hoặc đã ở trong các khu vực hạn chế.
4.2.3.1.2 Hình dạng của nam châm phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Khi nhiều nam châm được sử dụng cùng với dầm nâng, sơ đồ bố trí và WLL của các nam châm phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm phải không vượt quá WLL của nam châm, tính cả ảnh hưởng do độ cứng của tải nâng và thiết bị mang tải.
4.2.3.2 Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy
4.2.3.2.1 Các thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy phải có lực xé ít nhất bằng hai lần WLL ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định.
4.2.3.2.2 Phải trang bị thiết bị tự động giám sát nguồn và phát cảnh báo ít nhất 10 min trước khi nguồn xuống mức có thể làm nhả tải nâng. Thiết bị cảnh báo phải cung cấp cảnh báo nhìn thấy được hoặc bằng âm thanh.
...
Theo quy định trên, việc nhả tải của thiết bị mang tải bằng nam châm phải được kích hoạt bằng bộ điều khiển tác động kép. Không yêu cầu điều này nếu việc nhà tải nâng là không thể xảy ra cho đến khi tải nâng được đặt trên nền hoặc đã ở trong các khu vực hạn chế.
Việc nhả tải của thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay phải được bố trí như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1.3 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.1.2 Bộ điều khiển
Các bộ điều khiển bằng điện của thiết bị mang tải phải tuân thủ IEC 60204-32.
4.1.3 Tay cầm
Phải trang bị (các) tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay, được bố trí sao cho tránh được thương tích lên các ngón tay. Không yêu cầu các tay cầm nếu thiết bị sẵn có các chỗ để nắm tay.
4.1.4 Yêu cầu đối với các dây treo tích hợp sẵn
Các dây treo được tích hợp trên thiết bị mang tải phải tuân thủ ISO 4778, ISO 7351, EN 1492-1, EN 1492-2 và EN 1492-4.
4.1.5 Ổn định trong quá trình bảo quản
Khi không có nhu cầu sử dụng, thiết bị mang tải phải có khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản. Thiết bị phải không bị lật khi bị nghiêng 10° theo mọi hướng. Có thể đạt được độ ổn định này dựa theo hình dạng của thiết bị hoặc bằng các phương tiện bổ sung, chẳng hạn như các giá đỡ.
...
Theo quy định trên, tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay, được bố trí sao cho tránh được thương tích lên các ngón tay. Không yêu cầu các tay cầm nếu thiết bị sẵn có các chỗ để nắm tay.
Thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2.5.1 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.5 Thiết bị mang tải dạng dĩa
4.2.5.1 Thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo với các càng nâng nghiêng trong khoảng 5° so với phương ngang để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận tải nâng.
4.2.5.2 Trong phạm vi tải nâng và vị trí trọng tâm của tải nâng dự kiến, các càng nâng phải nghiêng ngược về phía sau một góc lớn hơn hoặc bằng 5 ° so với phương ngang để ngăn chặn tải nâng trượt khỏi các càng nâng.
4.2.5.3 Các thiết bị mang tải dạng dĩa thao tác với tải dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói), sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải có thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng).
Thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ phải ngăn chặn sự rơi toàn bộ hoặc một phần tải nâng.
Để thao tác vốn tải nâng dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói) thì phần đáy và các mặt bên của thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng) phải không có các lỗ có thể cho phép khối cầu đường kính 50 mm lọt qua.
Khuyến nghị nên dùng các thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ là loại được kích hoạt tự động.
4.2.5.4 Các thiết bị mang tải dạng dĩa được trang bị thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ theo 4.2.5.3 phải có khả năng chịu được tải trọng phân bố đều có giá trị bằng 50% WLL theo tất cả các phương.
4.2.5.5 Thiết bị mang tải dạng dĩa cho tải khối (ví dụ như tải được bọc nhựa có dạng palet), được sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải có thiết bị giữ tải (ví dụ như xích, băng hoặc chốt cài) để ngăn chặn tải nâng trượt khỏi dĩa.
4.2.5.6 Thiết bị mang tải dạng dĩa với các thiết bị giữ tải 4.2.5.5 phải có khả năng chịu được tải trọng phân bố đều có giá trị bằng 50% WLL.
Theo quy định trên, thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo với các càng nâng nghiêng trong khoảng 5° so với phương ngang để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận tải nâng.
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?