Vì mục đích bảo vệ bí mật kinh doanh, có được quyền yêu cầu người lao động ký thoả thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh?
- Vì mục đích bảo vệ bí mật kinh doanh, có được quyền yêu cầu người lao động ký thoả thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh?
- Nội dung thoả thuận về cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ được quy định như thế nào?
- Người lao động vi phạm thoả thuận không làm việc cho công ty đối thủ cạnh tranh sẽ chịu trách nhiệm gì?
Vì mục đích bảo vệ bí mật kinh doanh, có được quyền yêu cầu người lao động ký thoả thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp 2013, một trong những quyền cơ bản của công dân là có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc để phù hợp với khả năng, điều kiện của người lao động.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật lao động 2019 cũng quy định
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Theo đó, việc làm là quyền của người lao động, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, người sử dụng lao động không được gây cản trở, khó dễ cho người lao động. Hai bên cùng có quyền và nghĩa vụ không làm thiệt hại đến quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định
Nội dung hợp đồng lao động
…..
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
…
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy, việc thỏa thuận là quyền của các bên. Thỏa thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh là yêu cầu hợp pháp nếu các bên tự nguyện và phù hợp với hoàn cảnh, môi trường làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật.
Vì mục đích bảo vệ bí mật kinh doanh, có được quyền yêu cầu người lao động ký thoả thuận không làm việc cho đối thủ cạnh tranh? (Hình từ Internet)
Nội dung thoả thuận về cam kết bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Người lao động vi phạm thoả thuận không làm việc cho công ty đối thủ cạnh tranh sẽ chịu trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì khi người lao động xâm phạm bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo trình tự, thủ tục xử lý bồi thường như sau:
Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
...
3. Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
4. Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, cụ thể là sang làm việc cho công ty đối thủ cạnh tranh thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên như trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?