Văn phòng Thừa phát lại có được tiếp nhận Thừa phát lại hợp danh mới không?
Thừa phát lại có bắt buộc phải là thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại không?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
2. Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
...
Theo đó, Thừa phát lại có thể là thành viên hợp danh, có thể làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.
Như vậy, không bắt buộc Thừa phát lại phải là thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại.
Văn phòng Thừa phát lại có được tiếp nhận Thừa phát lại hợp danh mới không?
Văn phòng Thừa phát lại có được tiếp nhận Thừa phát lại hợp danh mới không?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại
1. Tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nguyện vọng cá nhân của Thừa phát lại hợp danh nếu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý;
b) Thừa phát lại hợp danh bị miễn nhiệm; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp này, phần giá trị tài sản của Thừa phát lại đó tại Văn phòng Thừa phát lại được hoàn trả công bằng và thỏa đáng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó;
c) Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của Thừa phát lại hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng Thừa phát lại sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của Thừa phát lại đó. Người thừa kế có thể trở thành Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại đó nếu đủ tiêu chuẩn hành nghề Thừa phát lại và được các Thừa phát lại hợp danh còn lại đồng ý.
2. Văn phòng Thừa phát lại có quyền tiếp nhận Thừa phát lại hợp danh mới nêu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại chấp thuận.
3. Khi thay đổi thành viên hợp danh theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh quy định tại khoản 1 Điều này mà Văn phòng Thừa phát lại không tiếp nhận được Thừa phát lại hợp danh mới để giữ nguyên loại hình hoạt động thì trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, Văn phòng Thừa phát lại phải chuyển đổi loại hình hoạt động từ công ty hợp danh sang doanh nghiệp tư nhân theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có quyền tiếp nhận Thừa phát lại hợp danh mới nếu được các Thừa phát lại hợp danh còn lại chấp thuận.
Văn phòng Thừa phát lại có những quyền nào?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
a) Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
b) Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
c) Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;
b) Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
c) Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
d) Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
e) Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
g) Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
h) Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
i) Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
k) Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:
- Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
- Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
- Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định;
- Các quyền khác theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?