Tuổi nghề cơ yếu là gì? Cách tính tuổi nghề cơ yếu?
Tuổi nghề cơ yếu là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về tuổi nghề cơ yếu, cụ thể như sau:
Tuổi nghề cơ yếu
1. Tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
2. Thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi nghề cơ yếu.
3. Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.
Theo đó, tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
Tuổi nghề cơ yếu là gì? Cách tính tuổi nghề cơ yếu? (Hình từ Internet)
Tuổi nghề cơ yếu được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về cách tính tuổi nghề cơ yếu, cụ thể như sau:
Cách tính tuổi nghề cơ yếu
1. Người được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu như sau:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực;
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định nhập học;
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu khi chuyển sang làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực.
2. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thôi việc, chuyển ngành sau đó tiếp tục làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực và được cộng dồn thời gian làm công tác cơ yếu trước đó.
Ví dụ 1: Đồng chí Lê Văn A, hệ số lương 5,90 bậc 9/10 loại Trung cấp nhóm 1 thuộc Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 làm công tác cơ yếu, từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 10 năm 2004 làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, tháng 11 năm 2004 thôi việc, tháng 10 năm 2007 có quyết định của cơ quan thẩm quyền làm công tác cơ yếu và công tác đến hết tháng 12 năm 2015 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí A được tính như sau:
- Từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 = 14 năm 03 tháng;
- Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2015 = 8 năm 03 tháng.
Cộng = 22 năm 06 tháng.
3. Người làm công tác cơ yếu có thời gian làm công tác cơ yếu gồm nhiều giai đoạn thì thời gian tính tuổi nghề cơ yếu bằng tổng thời gian làm công tác cơ yếu của các giai đoạn cộng lại.
Ví dụ 2: Đồng chí Trần Thị B, hệ số lương 6,60 bậc 6/9 thuộc Bảng lương cấp hàm cơ yếu, từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 là Nhân viên Cơ yếu, tháng 3 năm 2000 chuyển ngành, từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 là Trưởng phòng Cơ yếu, tháng 01 năm 2016 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí B được tính như sau:
- Từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 = 15 năm 01 tháng;
- Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 = 5 năm 10 tháng.
Cộng = 20 năm 11 tháng.
Theo đó, người được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu như sau:
- Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực.
- Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định nhập học.
- Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu khi chuyển sang làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thôi việc, chuyển ngành sau đó tiếp tục làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực và được cộng dồn thời gian làm công tác cơ yếu trước đó.
Người làm công tác cơ yếu có thời gian làm công tác cơ yếu gồm nhiều giai đoạn thì thời gian tính tuổi nghề cơ yếu bằng tổng thời gian làm công tác cơ yếu của các giai đoạn cộng lại.
Ai không được tính tuổi nghề cơ yếu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BQP quy định về trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu, cụ thể như sau:
Trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc.
2. Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chấp hành hình phạt tù giam không được tính tuổi nghề cơ yếu.
3. Người làm công tác cơ yếu vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
4. Người làm công tác cơ yếu tự ý bỏ việc không trở lại cơ quan, đơn vị thì thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu trước khi tự ý bỏ việc không được tính tuổi nghề cơ yếu.
5. Học viên cơ yếu đã tốt nghiệp, sau 12 tháng chưa được phân công công tác thì từ tháng thứ 13 trở đi không được tính tuổi nghề cơ yếu.
Theo đó, có 05 trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu như quy định trên.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?