Tư vấn viên pháp luật được kiêm nhiệm thêm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản không?
Tư vấn viên pháp luật được kiêm nhiệm thêm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản không?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.
2. Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.
Theo đó, tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.
Tư vấn viên pháp luật được kiêm nhiệm thêm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản không?
Tư vấn viên pháp luật là ai?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Người thực hiện tư vấn pháp luật
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, tư vấn viên pháp luật là một trong những người thực hiện tư vấn pháp luật tại Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh của Trung tâm pháp luật.
Đồng thời, tư vấn viên pháp luật cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có Bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
Khi đáp ứng được các tiêu chuẩn trên, tư vấn viên pháp luật sẽ được cấp Thẻ tư vấn viên, cho phép họ hoạt động trên toàn quốc.
Tuy nhiên, lưu ý rằng những công chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, hoặc Viện kiểm sát nhân dân sẽ không đủ điều kiện để được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Thẻ tư vấn viên pháp luật bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định:
Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật
...
2. Người đã được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này;
b) Được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
c) Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Sở Tư pháp, nơi có Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh mà người có Thẻ tư vấn viên pháp luật đang làm việc, thực hiện việc thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, tư vấn viên pháp luật bị thu hồi thẻ tư vấn viên pháp luật trong những trường hợp sau:
- Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP;
- Được tuyển dụng làm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
- Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị nghiêm cấm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2008/NĐ-CP.
Người bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật có được cấp lại không?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định:
Cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật
1. Trong trường hợp Thẻ tư vấn viên pháp luật bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, thì tư vấn viên pháp luật nộp cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh nơi mình làm việc 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật, gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, trong đó có xác nhận của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh về tình trạng của Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Hai ảnh chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
c) Thẻ tư vấn viên pháp luật cũ (trong trường hợp Thẻ bị hư hỏng).
2. Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật cho Sở Tư pháp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người có yêu cầu.
Như vậy, pháp luật chỉ quy định cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật cho những trường hợp Thẻ tư vấn viên pháp luật bị mất hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, không quy định trường hợp bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Do đó, người bị thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật sẽ không được cấp lại Thẻ tư vấn viên pháp luật.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?