Từ 1/7/2025, tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu lên bao nhiêu?
Từ 1/7/2025, tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu lên bao nhiêu?
Tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Theo quy định trên, từ 1/7/2025, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 2 tháng lương bình quân đóng BHXH cho mỗi năm đóng BHXH sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Trong khi đó, Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp này là 0,5 tháng.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính trợ cấp một lần được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 72 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính trợ cấp một lần được xác định như sau
(1) Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính trợ cấp một lần sẽ phụ thuộc vào thời điểm người lao động bắt đầu tham gia BHXH, cụ thể như sau:
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước 1/1/1995: Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/1995 - 31/12/2000: Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/2001 - 31/12/2006: Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/2007 - 31/12/2015: Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/2016 - 31/12/2019: Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/2020 - 31/12/2024: Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/2025 trở đi: Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
(2) Đối với NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định
Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
(3) Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định
Tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Mục (1)
Lưu ý: Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trong một số trường hợp đặc biệt do Chính Phủ quy định.
Từ 1/7/2025, tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu lên bao nhiêu?
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động được điều chỉnh theo lộ trình ra sao?
Tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
...
Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?