Từ 12/10/2024 chính thức có hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên giáo dục nghề nghiệp, cụ thể ra sao?
Từ 12/10/2024 chính thức có hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên giáo dục nghề nghiệp, cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/12/2024 quy định như sau:
Mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
1. Mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp
a) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) - Mã số: V.09.02.01;
b) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) - Mã số: V.09.02.02;
c) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết (hạng III) - Mã số: V.09.02.03;
d) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành (hạng III) - Mã số: V.09.02.04.
...
Theo đó, từ 12/10/2024 chính thức có hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên giáo dục nghề nghiệp, cụ thể như sau:
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp hạng 1 - Mã số: V.09.02.01;
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng 2 - Mã số: V.09.02.02;
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng 3 - Mã số: V.09.02.03;
- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành hạng 3 - Mã số: V.09.02.04.
Từ 12/10/2024 chính thức có hạng chức danh nghề nghiệp của giảng viên giáo dục nghề nghiệp, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Giảng viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là ai?
Căn cứ theo Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.
2. Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên.
3. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
4. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
Theo đó, giảng viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp là nhà giáo trong trường cao đẳng có đủ tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất, đạo đức tốt;
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
- Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
- Có lý lịch rõ ràng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà giáo
1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
2. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
5. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
6. Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
8. Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
9. Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.
10. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trình đào tạo.
- Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
- Được sử dụng các tài liệu, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết bị và cơ sở vật chất của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được ký hợp đồng thỉnh giảng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
- Được tham gia đóng góp ý kiến về chủ trương, kế hoạch của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp về chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
- Nhà giáo phải dành thời gian và được cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí thời gian thực tập tại doanh nghiệp để cập nhật, nâng cao kỹ năng thực hành, tiếp cận công nghệ mới theo quy định.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 10/12/2024.
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?
- Khả năng chưa thể tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động, CBCCVC và LLVT vì sao?
- Hết tháng 6/2025 CBCCVC và LLVT sẽ có mức tăng lương hưu mới để thay thế mức lương hưu hiện tại có đúng không?
- Lương giáo viên chính thức trong 02 bảng lương mới là số tiền cụ thể bao nhiêu?