Từ 01/01/2025 tài xế xe khách chỉ được sử dụng tín hiệu còi trong trường hợp nào?

Những trường hợp nào tài xế xe khách được sử dụng tín hiệu còi từ ngày 1 tháng 1 năm sau? Tài xế xe khách có bắt buộc tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?

Từ 01/01/2025 tài xế xe khách chỉ được sử dụng tín hiệu còi trong trường hợp nào?

Theo Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:

Sử dụng tín hiệu còi
1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

Theo đó từ 01/01/2025 tài xế xe khách chỉ được sử dụng tín hiệu còi trong trường hợp báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông hoặc báo hiệu chuẩn bị vượt xe.

Ngoài ra tài xế không được bấm còi liên tục, không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định và không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

Tài xế xe khách có thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không?

Theo Mục 16 Danh mục kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

DANH MỤC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
...
12. Các công việc xây dựng gồm: Giám sát thi công; khảo sát xây dựng; thi công, lắp đặt đối với công trình; sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình; vận hành, chạy thử công trình.
13. Làm việc trong không gian hạn chế hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm; vận hành, bảo dưỡng các loại đường ống khí; các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại , xử lý nước thải, rác thải, thông tắc cống.
14. Các công việc vận hành, bảo trì, sửa chữa, thử nghiệm, kiểm định an toàn thiết bị điện, đường dây dẫn điện, nhà máy điện; vận hành trạm nạp ắc quy, sửa chữa, bảo dưỡng ắc quy.
15. Công việc hàn, cắt kim loại.
16. Trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; lái, sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại.
17. Trực tiếp sản xuất, chế biến vật liệu xây dựng, sành, sứ, thủy tinh, nhựa.
18. Cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp.
19. Trực tiếp sản xuất, chế biến da, lông vũ; công việc nhuộm; chế biến tơ tằm.
20. Trực tiếp làm công việc chặt, cưa, xẻ gỗ, khai thác, chế biến gỗ công nghiệp; bốc xếp thủ công thường xuyên vật nặng từ 30 kg trở lên.
21. Trực tiếp nấu, chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ 300 suất ăn một ngày trở lên.
22. Khám, chữa bệnh; chăm sóc người khuyết tật, người bệnh; giải phẫu bệnh, giám định pháp y, xét nghiệm vi sinh vật; các công việc trong lĩnh vực dược phẩm.
23. Kiểm nghiệm, sản xuất thuốc thú y; giữ giống bảo tồn gien, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng; diệt khuẩn, khử trùng môi trường; kiểm định thực phẩm, khử trùng.
...

Như vậy, tài xế xe khách thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định trên.

Từ 01/01/2025 tài xế xe khách chỉ được sử dụng tín hiệu còi trong trường hợp nào?

Từ 01/01/2025 tài xế xe khách chỉ được sử dụng tín hiệu còi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Tài xế xe khách có bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?

Theo Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) như sau:

Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó tài xế xe khách thuộc công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nên bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Tài xế xe khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 01/01/2025 tài xế xe khách chỉ được sử dụng tín hiệu còi trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Tài xế xe khách có phải mang theo giấy phép lái xe khi đã tích hợp vào tài khoản VNeID không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tài xế xe khách
371 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài xế xe khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài xế xe khách

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 NGƯỜI KHUYẾT TẬT: Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào