Trường hợp nào không được ký hợp đồng với người lao động cao tuổi?
Pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng lao động đối với người cao tuổi?
Căn cứ theo Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động cao tuổi như sau:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
…
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Việc sử dụng người lao động cao tuổi có thể mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cộng đồng. Với sự gia tăng tuổi thọ và giảm sự chênh lệch giữa đời sống lao động và tuổi về hưu, người lao động cao tuổi trở thành một tài nguyên quan trọng trong nền kinh tế.
Pháp luật quy định về hợp đồng lao động đối với người cao tuổi (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không được ký hợp đồng lao động với người cao tuổi?
Để sử dụng người lao động cao tuổi hiệu quả, người sử dụng lao động cần có chính sách và phương thức làm việc phù hợp với người lao động cao tuổi, nhằm tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu riêng của những người lao động này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được sử dụng người lao động cao tuổi.
Căn cứ theo Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Sử dụng người lao động cao tuổi
…
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Có thể thấy, khi sử dụng người lao động cao tuổi, công ty cần lưu ý không sử dụng người lao động cao tuổi đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như vậy, công ty thuê người lao động cao tuổi để bảo vệ, trông coi xe thì vẫn được phép theo quy định.
Trường hợp sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật quy định về người lao động cao tuổi nhằm để khuyến khích sử dụng nguồn nhân lực này. Mặt khác để bảo vệ người lao động cao tuổi khi tham gia quan hệ lao động, pháp luật cũng có quy định thêm các hình thức xử phạt khi người sử dụng lao động xâm phạm đến sức khỏe, quyền, lợi của người lao động cao tuổi, cụ thể
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật như sau:
Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, trường hợp công ty sử dụng người lao động cao tuổi để làm các việc năng nhọc mà không bảo đảm các điều kiện an toàn cho người lao động sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?