Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính?

Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính?

Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức được cơ sở giáo dục tuyển dụng theo quy định của pháp luật, đã thực hiện quy định về chế độ tập sự đối với viên chức và được Thủ trưởng cơ sở giáo dục đánh giá đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.
2. Viên chức đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV hoặc tương đương, nay được bổ nhiệm chúc danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm quy định tại Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I), mã số V.07.08.20 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 hoặc tương đương.
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương.
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm (hạng III), mã số V.07.08.22 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương.
3. Viên chức được thay đổi chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II), mã số V.07.08.21 đối với viên chức hiện đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 hoặc tương đương.

Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính?

Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của giảng viên cao đẳng sư phạm chính là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính (hạng II) - Mã số: V.07.08.21
1. Nhiệm vụ:
a) Giảng dạy; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có);
b) Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc cho người học thông qua quá trình giảng dạy. Đánh giá kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của người học. Tổ chức hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học; hướng dẫn người học phương pháp học tập, nghiên cứu có hiệu quả; phát hiện năng lực sở trường của người học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tài năng;
c) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, thẩm định chương trình; chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;
d) Tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng sư phạm theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; chủ trì hoặc tham gia tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục;
đ) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;
e) Tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);
g) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
h) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...

Theo đó, giảng viên cao đẳng sư phạm chính phải thực hiện các nhiệm vụ nêu trên trong quá trình công tác.

Giảng viên cao đẳng sư phạm chính phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục và các quy định pháp luật của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Giảng viên cao đẳng sư phạm chính cần phải có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp sau đây:

- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục và các quy định pháp luật của ngành.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Giảng viên cao đẳng sư phạm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương từ 1/7/2024 của giảng viên trường cao đẳng sư phạm công lập là bao nhiêu sau khi điều chỉnh lương cơ sở?
Lao động tiền lương
Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính cần có tiêu chuẩn điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính có yêu cầu công việc và tiêu chí đánh giá ra sao?
Lao động tiền lương
Các công việc của giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Lao động tiền lương
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp có quyền hạn ra sao?
Lao động tiền lương
Yêu cầu trình độ đào tạo của giảng viên cao đẳng sư phạm chính theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT ra sao?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm chính?
Lao động tiền lương
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp có hệ số lương bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp yêu cầu trình độ đào tạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính phải đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giảng viên cao đẳng sư phạm
334 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảng viên cao đẳng sư phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào