Trường hợp chưa xác định được mức bồi dưỡng bằng hiện vật thì phải làm sao?

Cho tôi hỏi trường hợp người sử dụng lao động chưa xác định được mức bồi dưỡng bằng hiện vật thì phải làm sao? Câu hỏi từ anh Tài (Sóc Trăng).

Có mấy mức bồi dưỡng bằng hiện vật?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định về mức bồi dưỡng bằng hiện vật, cụ thể như sau:

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:
a) Mức 1: 13.000 đồng;
b) Mức 2: 20.000 đồng;
c) Mức 3: 26.000 đồng;
d) Mức 4: 32.000 đồng.
2. Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:
a) Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
b) Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
c) Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.

Theo đó, có 04 mức bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

- Mức 1: 13.000 đồng.

- Mức 2: 20.000 đồng.

- Mức 3: 26.000 đồng.

- Mức 4: 32.000 đồng.

Trường hợp chưa xác định được mức bồi dưỡng bằng hiện vật thì phải làm sao?

Trường hợp chưa xác định được mức bồi dưỡng bằng hiện vật thì phải làm sao? (Hình từ Internet)

Cách xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật?

Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH thì xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo cách sau:

TT

Điều kiện lao động

Chỉ tiêu về điều kiện lao động

Mức bồi dưỡng

1

Loại 4

(Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 1



Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Mức 2




Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 2


2

Loại 5

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.


Mức 2




Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế đồng thời có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3


3

Loại 6

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc có ít nhất 01 chỉ tiêu về điều kiện lao động thuộc số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xếp từ thang điểm 4 trở lên.

Mức 3

Trường hợp chưa xác định được mức bồi dưỡng bằng hiện vật thì phải làm sao?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này để xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp và có ý kiến gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định mức bồi dưỡng.
3. Khi áp dụng các biện pháp để cải thiện điều kiện lao động hoặc khi điều kiện lao động thay đổi thì phải căn cứ vào kết quả mới về điều kiện lao động để điều chỉnh các mức bồi dưỡng đúng theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này. Thường xuyên tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư này đến người lao động.
4. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở hoặc tham vấn ý kiến của chuyên gia về dinh dưỡng để xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng, đồng thời phù hợp với từng vị trí việc làm, từng công việc cụ thể và sức khỏe của người lao động.
5. Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.

Theo đó, đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật thì người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp và có ý kiến gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định mức bồi dưỡng.

Bồi dưỡng bằng hiện vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Được phép trả tiền thay vì bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật theo những mức bồi dưỡng nào?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật được không?
Lao động tiền lương
Người lao động không làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm chỉ được bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đúng không?
Lao động tiền lương
Tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật vào thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Có mấy mức bồi dưỡng bằng hiện vật?
Lao động tiền lương
Lao động nước ngoài muốn hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cần đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện để người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty phải bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm đúng không?
Lao động tiền lương
Cách xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bồi dưỡng bằng hiện vật
492 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng bằng hiện vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng bằng hiện vật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào