Trưởng bộ phận quản trị rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Trưởng bộ phận quản trị rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định về điều kiện tiêu chuẩn như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Trưởng bộ phận quản trị rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Trưởng bộ phận quản trị rủi ro phải có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm. Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo hiểm, kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có chứng chỉ đào tạo về quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
3. Trường bộ phận kiểm soát tuân thủ phải có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có chứng chỉ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp.
4. Có tối thiểu 03 năm làm việc trực tiếp trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
5. Quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này có hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
a) Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
Như vậy, để trở thành trưởng bộ phận quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn như sau:
- Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
Đồng thời sau 01 năm kể từ ngày 01/7/2023 Nghị định 46/2023/NĐ-CP sẽ áp dụng thêm tiêu chuẩn đối với Trưởng bộ phận quản trị rủi ro như sau:
- Trưởng bộ phận quản trị rủi ro phải có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm.
Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành bảo hiểm, kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có chứng chỉ đào tạo về quản trị rủi ro hoặc tính toán bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
- Trường bộ phận kiểm soát tuân thủ phải có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
Trường hợp không có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán và có chứng chỉ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp.
- Có tối thiểu 03 năm làm việc trực tiếp trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
- Quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này có hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Trưởng bộ phận quản trị rủi ro tại doanh nghiệp bảo hiểm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Trưởng bộ phận quản trị rủi ro có được làm đồng thời tại doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm không?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ như sau:
Nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được kiêm nhiệm tối đa Giám đốc của 01 chi nhánh hoặc Trưởng 01 văn phòng đại diện hoặc Trưởng 01 bộ phận nghiệp vụ của cùng một doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Giám đốc của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là người đại diện theo pháp luật và chỉ được kiêm nhiệm tối đa Trưởng 01 bộ phận nghiệp vụ của chi nhánh đó.
4. Các chức danh Chuyên gia tính toán, Trưởng bộ phận quản trị rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được kiêm nhiệm bất kỳ chức danh quản lý nào tại cùng tổ chức; không được đồng thời làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam. Chuyên gia tính toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được kiêm nhiệm bất kỳ chức danh quản lý nào tại cùng tổ chức. Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là Kiểm soát viên, người quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm khác hoạt động tại Việt Nam.
6. Kế toán trưởng, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được kiêm nhiệm bất kỳ chức danh nào tại cùng tổ chức; không được đồng thời làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác hoạt động tại Việt Nam.
Như vậy khi đảm nhiệm chức vụ, trưởng bộ phận quản trị rủi ro không được đồng thời vừa làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm vừa làm việc ở doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Trưởng bộ phận quản trị rủi ro có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ không?
Căn cứ theo Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định như sau:
Người quản lý, người kiểm soát của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Người kiểm soát tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm các chức danh sau đây:
a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
b) Trưởng bộ phận quản trị rủi ro, Trưởng bộ phận kiểm soát tuân thủ, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ;
c) Chuyên gia tính toán.
Như vậy đối với người kiểm soát tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong đó có trưởng bộ phận quản trị rủi ro được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?