Trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển thì đối tượng nào sẽ được bố trí nghỉ bù?
- Đối tượng nào được nghỉ bù trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển?
- Người lao động làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt mà không được sắp xếp nghỉ bù thì sẽ giải quyết như thế nào?
- Sử dụng người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đối tượng nào được nghỉ bù trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 20/2023/TT-BCT có quy định như sau:
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm việc không thường xuyên
...
2. Người lao động làm việc không thường xuyên tại các công trình dầu khí trên biển theo phiên và theo ca làm việc, cụ thể như sau:
a. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b. Phiên làm việc tối đa là 45 ngày.
3. Người sử dụng lao động thỏa thuận bằng văn bản hoặc thống nhất với người lao động về ca làm việc và phiên làm việc trước khi cử người lao động làm việc không thường xuyên trên công trình dầu khí trên biển.
4. Trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển, người lao động làm việc không thường xuyên được bố trí nghỉ bù theo quy định tại khoản 4 Điều 8 hoặc thực hiện công việc trên đất liền theo quy định pháp luật về lao động.
5. Tổng số giờ làm việc bình thường trong năm của người lao động làm việc không thường xuyên không được vượt quá thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong 01 năm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển sẽ bố trí nghỉ bù cho người lao động làm việc không thường xuyên theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 20/2023/TT-BCT.
Trong thời gian không làm việc trên công trình dầu khí trên biển thì đối tượng nào sẽ được bố trí nghỉ bù? (Hình từ Internet)
Người lao động làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt mà không được sắp xếp nghỉ bù thì sẽ giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 20/2023/TT-BCT quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
1. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sắp xếp cho người lao động nghỉ bù tương ứng thời gian làm thêm vào thời gian nghỉ giữa phiên làm việc.
Trường hợp không thể sắp xếp cho người lao động nghỉ bù thì người sử dụng lao động phải trả lương và các chế độ làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp cho người lao động nghỉ bù tương ứng thời gian làm thêm vào thời gian nghỉ giữa phiên làm việc. Nếu người lao động làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt mà không được sắp xếp nghỉ bù thì sẽ được trả lương và các chế độ làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.
Sử dụng người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, sử dụng người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền như sau:
- Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
- Đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
- Đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên là đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?