Trọng nam khinh nữ là gì? Hành vi này có bị cấm trong công ty?

Trọng nam khinh nữ là gì? Hành vi này có bị cấm trong công ty?

Trọng nam khinh nữ là gì?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về thuật ngữ "Trọng nam khinh nữ". Tuy nhiên trong xã hội trọng nam khinh nữ là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính trong đó coi nam giới quan trọng hơn phụ nữ

Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được công nhận nhưng hệ thống tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số nước, đặc biệt là gắn liền với các tư tưởng tôn giáo. Ở những vùng khác, nhiều người vẫn còn mang tư tưởng này với nhiều cấp độ khác nhau.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Dẫn chiếu đến Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về hành vi phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Như vậy, hành vi trọng nam khinh nữ được xem là hành vi phân biệt giới tính đây cũng là một trong những hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

Đồng thời, tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định các hành vi bị cấm trong lao động trong đó bao gồm hành vi phân biệt đối xử trong lao động.

Như vậy, hành vi trọng nam khinh nữ là một trong những hành vi bị cấm trong lĩnh vực lao động và trong công ty.

Trọng nam khinh nữ là gì? Hành vi này có bị cấm trong công ty?

Trọng nam khinh nữ là gì? Hành vi này có bị cấm trong công ty?

Công ty trọng nam khinh nữ trong công việc bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì việc xử phạt người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử trong lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trừ các trường hợp vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 2 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, công ty trọng nam khinh nữ trong công việc bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Tỷ số giới tính Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Sáng nay 9.1.2024, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế 2024. Theo Bộ Y tế, năm 2023, ngành y tế đã đạt được nhiều chỉ tiêu về y tế. Trong đó, toàn ngành đạt 12,5 bác sĩ, vượt so với chỉ tiêu được giao là 12 bác sĩ; số giường bệnh/10.000 dân thực hiện đạt chỉ tiêu 32 giường bệnh.

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thực hiện đạt chỉ tiêu 93,2% dân số. Số dược sĩ đại học trên 10.000 dân đạt 32 (cao hơn so với chỉ tiêu được giao là 30)...

Tuy nhiên, một số chỉ tiêu cơ bản dân số không đạt; trong đó, tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh) ở mức 73,7 tuổi, thấp hơn so với chỉ tiêu là 73,8 tuổi. Đáng lưu ý, tỷ số giới tính khi sinh vẫn ở mức cao với 112 bé trai/100 bé gái, không đạt so với mục tiêu 111,2 bé trai/100 bé gái.

Năm 2022, theo một nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia dân số, tại Việt Nam, 45.900 trẻ em gái không được sinh ra do lựa chọn giới tính thai nhi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), tỷ số giới tính khi sinh của dân số Việt Nam năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái, phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn ở mức cao. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại trong những năm gần đây và dự báo sẽ giảm trong những năm tiếp theo.

Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các biện pháp tốt hơn để đạt được mục tiêu của Chính phủ đề ra trong Chiến lược dân số Việt Nam: "Đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống".

Xem chi tiết: https://trungtamytebinhtan.medinet.gov.vn/dan-so/112-be-trai100-be-gai-viet-nam-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh-o-muc-cao-c17348-137774.aspx

Phân biệt đối xử trong lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục là gì? Phân biệt giới tính nơi làm việc có bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
07 chính sách của nhà nước về chống phân biệt đối xử trong lao động là những chính sách gì?
Lao động tiền lương
Quy định và chính sách của nhà nước về chống phân biệt đối xử trong lao động là gì?
Lao động tiền lương
Công ty lựa bằng đại học để tuyển dụng lao động có phải là hành vi phân biệt đối xử trong lao động?
Lao động tiền lương
Trọng nam khinh nữ là gì? Hành vi này có bị cấm trong công ty?
Lao động tiền lương
U30 là bao nhiêu tuổi? Phân biệt độ tuổi trong tuyển dụng lao động có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Trọng nam khinh nữ trong công việc có phải là phân biệt đối xử trong lao động?
Lao động tiền lương
Công ty trọng nam khinh nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập có bị phạt không?
Lao động tiền lương
Không tuyển dụng người đã có gia đình có phải là phân biệt đối xử trong lao động không?
Lao động tiền lương
Phân biệt đối xử trong lao động có bị cấm trong công ty không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phân biệt đối xử trong lao động
10,612 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân biệt đối xử trong lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân biệt đối xử trong lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào