Trợ cấp mất việc làm có tính thuế TNCN không?

Khi nào người lao động được nhận trợ cấp mất việc làm? Người lao động được nhận trợ cấp thì khoản trợ cấp mất việc làm có tính thuế thu nhập cá nhân không? Câu hỏi của anh Vĩnh (Phú Yên)

Trợ cấp mất việc làm là gì?

Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trợ cấp mất việc làm là khoản tiền do người sử dụng lao động chi trả người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng bị mất việc làm do:

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ (khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019):

+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động.

+ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

- Vì lý do kinh tế (khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019):

+ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế.

+ Thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

- Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động (khoản 1 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019).

Người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Trợ cấp mất việc làm có tính thuế TNCN không?

Trợ cấp mất việc làm có tính thuế TNCN không? (Hình từ Internet)

Khoản tiền trợ cấp mất việc làm có tính thuế TNCN không?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:

- Thu nhập kinh doanh.

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công.

- Thu nhập từ đầu vốn.

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

- Thu nhập từ trúng thưởng.

- Thu nhập từ bản quyền.

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

- Thu nhập từ nhận thừa kế.

- Thu nhập từ nhận quà tặng.

Như vậy, trợ cấp mất việc làm được tính từ thu nhập từ tiền công, tiền lương và được hiểu là khoản thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT- BTC quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
...

Như vậy, từ những quy định trên, trợ cấp mất việc làm là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động.

Tuy nhiên, trợ cấp mất việc làm không thuộc các khoản phụ cấp, trợ cấp chịu thuế thu nhập cá nhân. Do đó, khoản thu nhập từ trợ cấp mất việc làm thì không tính thuế thu nhập cá nhân.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là khi nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

Như vậy, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.

Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp mất việc làm
5,916 lượt xem
Trợ cấp mất việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào đâu?
Lao động tiền lương
Người lao động có được nhận trợ cấp mất việc làm khi bị thôi việc do NSDLĐ chuyển nhượng quyền sở hữu không?
Lao động tiền lương
Mức trợ cấp mất việc làm ít nhất người lao động nhận được là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Có phải hoàn trả trợ cấp mất việc làm sau khi được nhận lại làm việc do bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật không?
Lao động tiền lương
Bị cắt giảm nhân sự vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức thì có được nhận trợ cấp mất việc làm hay không?
Lao động tiền lương
Tính trợ cấp mất việc làm mới nhất: Thời gian nghỉ hằng tuần được tính hưởng trợ cấp mất việc làm hay không?
Lao động tiền lương
Làm việc bao lâu thì đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm?
Lao động tiền lương
Người lao động cần có thời gian làm việc ít nhất là bao lâu để được hưởng trợ cấp mất việc làm?
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được xác định ra sao?
Lao động tiền lương
Tự ý bỏ việc bao lâu thì người lao động không được nhận trợ cấp mất việc làm?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào