Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?

Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?

Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:

Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn và việc bổ nhiệm chức danh giảng viên theo thẩm quyền; tỷ lệ giảng viên cơ hữu tối thiểu của cơ sở giáo dục đại học; quy định tiêu chuẩn giảng viên thực hành, giảng viên của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.

Theo đó, trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng.

Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?

Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?

Giảng viên đại học có quyền và nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, giảng viên đại học có quyền và nhiệm vụ sau:

- Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.

- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

- Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.

- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chính sách đối với giảng viên đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định như sau:

Chính sách đối với giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
3. Nhà nước có chính sách điều động, biệt phái giảng viên làm việc tại cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng thuận lợi đến công tác tại các cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để giảng viên ở vùng này an tâm công tác.
4. Giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.

Theo đó, giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Giảng viên đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giảng viên đại học cần phải có bằng cấp gì?
Lao động tiền lương
Lương của giảng viên đại học không phải viên chức giảng dạy của trường là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Lương giảng viên đại học giảng dạy trong trường công lập tăng từ 1/7/2024 lên mức bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì theo Dự thảo Luật Nhà giáo?
Lao động tiền lương
Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là gì?
Lao động tiền lương
Địa chỉ Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng ở đâu? Giảng viên đại học được hưởng chính sách như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảng lương giảng viên đại học mới nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của giảng viên đại học công lập bao gồm những khoản nào?
Lao động tiền lương
Giảng viên đại học công lập cần có tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp ra sao?
Lao động tiền lương
Một tiết giảng lý thuyết trên lớp của giảng viên đại học được quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giảng viên đại học
1,833 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảng viên đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên đại học

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024: Tổng hợp văn bản về quy chế tuyển sinh Tổng hợp văn bản hướng dẫn về giáo dục đại học hiện hành Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục thường xuyên Tổng hợp văn bản về Kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào