Trên tàu biển Việt Nam có bắt buộc phải có chức danh cấp dưỡng hay không?
Chức danh cấp dưỡng trên tàu biển sẽ làm những công việc gì?
Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của cấp dưỡng
1. Cấp dưỡng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của bếp trưởng, cấp dưỡng có nhiệm vụ thực hiện các công việc của nhà bếp, bảo đảm đúng chế độ ăn uống cho thuyền viên.
2. Trường hợp không bố trí chức danh bếp trưởng thì nhiệm vụ của bếp trưởng do cấp dưỡng đảm nhiệm. Trên tàu không bố trí chức danh bếp trưởng và cấp dưỡng thì đại phó phân công thuyền viên của tàu phục vụ.
Như vậy, chức danh cấp dưỡng sẽ nhiệm vụ thực hiện các công việc của nhà bếp, bảo đảm đúng chế độ ăn uống cho thuyền viên.
Bên cạnh đó tại quy định này có nêu trường hợp không bố trí chức danh bếp trưởng thì nhiệm vụ của bếp trưởng do cấp dưỡng đảm nhiệm. Trên tàu không bố trí chức danh bếp trưởng và cấp dưỡng thì đại phó phân công thuyền viên của tàu phục vụ.
Trên tàu biển Việt Nam có bắt buộc phải có cấp dưỡng hay không?
Trên tàu biển Việt Nam có bắt buộc phải có cấp dưỡng hay không?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về việc bố trí các chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:
Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.
Theo đó với chức danh cấp dưỡng thì chủ tàu sẽ bố trí tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng sao cho phù hợp với tàu biển Việt Nam.
Như vậy không bắt buộc phải bố trí chức danh cấp dưỡng trên các tàu biển Việt Nam.
Để làm thuyền viên cho cấp dưỡng trên tàu biển Việt Nam thì cần đăng ký như thế nào?
Căn cứ theo Điều 49 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT thì thuyền viên giữ chức danh cấp dưỡng là người Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên tại các cơ quan sau đây:
- Cục Hàng hải Việt Nam
- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng
- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
- Các Cảng vụ hàng hải được Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền
Bên cạnh đó, thủ tục và hồ sơ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên thực hiện theo quy định tại Điều 53 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Thủ tục đăng ký và cấp Sổ thuyền viên
1. Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký và cấp Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến một trong các cơ quan đăng ký quy định tại khoản 3 Điều 49 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Hai ảnh màu 4x6 cm, kiểu Chứng minh nhân dân chụp trong vòng sáu (06) tháng;
c) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
d) Bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
đ) Chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (đối với thuyền viên);
e) Văn bản tiếp nhận thực tập của chủ tàu (đối với học viên thực tập).
2. Cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian chậm nhất hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan đăng ký thuyền viên gửi văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ.
3. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký thuyền viên thực hiện việc vào Sổ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này. Trường hợp không cấp, cơ quan đăng ký thuyền viên phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định tại khoản này và nêu rõ lý do.
4. Lệ phí cấp Sổ thuyền viên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, thủ tục và hồ sơ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên thực hiện theo các bước sau:
- Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký và cấp Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
- Cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký thuyền viên thực hiện việc vào Sổ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên theo quy định.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?