Trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế?
Không gian hạn chế là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định như sau:
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:
1.3.1.1. Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;
1.3.1.2. Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;
1.3.1.3. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;
1.3.1.4. Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:
- Hạn chế không gian, vị trí làm việc;
- Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;
- Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);
1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:
- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế);
- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);
- Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;
- Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;
- Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo;
- Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép;
- Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế;
- Bức xạ tử ngoại;
- Bức xạ tia X;
- Bức xạ ion hóa;
- Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật;
- Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế;
- Biến dạng không gian gây mất an toàn;
- Vi sinh vật có hại.
...
Như vậy, không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:
- Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;
- Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;
- Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;
- Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:
+ Hạn chế không gian, vị trí làm việc;
+ Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;
+ Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm).
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định như sau:
2. Quy định chung
2.1. Trách nhiệm
2.1.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
- Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ.
- Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép.
- Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế.
- Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.
2.1.2. Trách nhiệm của người giám sát, chỉ huy.
- Trước khi triển khai công việc liên quan đến không gian hạn chế, dự kiến người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế để đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Chỉ huy, điều hành thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
2.1.3. Trách nhiệm của người cấp phép
- Căn cứ quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở, năng lực, tiêu chuẩn các cá nhân liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế.
...
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như sau:
- Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ;
- Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí;
- Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có;
- Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như thế nào?
Căn cứ Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định như sau:
6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
6.1. Các tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
6.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra việc chấp hành đảm bảo an toàn cho người lao động khi vào làm việc trong không gian hạn chế.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế được quy định như trên.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?