Tổng quan thị trường giá cả quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam? Thị trường giá cả có ảnh hưởng tới việc làm hay không?
Tổng quan thị trường giá cả quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023?
Theo Tổng cục Thống kê có báo cáo về Tổng quan thị trường giá cả quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 Việt Nam như sau:
Theo đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen. Bình quân 9 tháng năm 2023, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 4,49%.
Thị trường giá cả trong quý III năm 2023
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý III năm 2023 tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2022.
+ Các yếu tố làm tăng CPI trong quý III năm 2023
- Giá nhà ở thuê quý III/2023 tăng 28,48% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu thuê nhà tăng khi vào năm học mới.
- Giá lương thực tăng 7,05%, trong đó giá gạo tăng 6,99% theo giá gạo xuất khẩu, tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm.
- Giá dịch vụ giáo dục tăng 6,15% do một số địa phương ngừng hỗ trợ học phí năm học 2023-2024 và thực hiện theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, tác động làm CPI chung tăng 0,34 điểm phần trăm.
- Giá ăn uống ngoài gia đình tăng 3,94% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp nghỉ hè.
- Giá đồ uống và thuốc lá tăng 3,05%, chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất đồ uống và chi phí vận chuyển tăng.
- Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở quý III/2023 tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước do giá đá, cát tăng trong khi nguồn cung khai thác cát khan hiếm, làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm.
+ Các yếu tố làm giảm CPI trong quý III năm 2023
- Chỉ số giá nhóm giao thông quý III/2023 giảm 2,28% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI giảm 0,22 điểm phần trăm. Trong đó, giá xăng dầu trong nước bình quân quý III/2023 giảm 8,89% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung giảm 0,32 điểm phần trăm; giá dầu hỏa giảm 15,72%.
- Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas quý III/2023 giảm 10,66% so với cùng kỳ năm trước làm CPI chung giảm 0,16 điểm phần trăm.
- Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông quý III giảm 1,12% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,04 điểm phần trăm, chủ yếu do giảm giá các thiết bị di động.
Thị trường giá cả trong 9 tháng đầu năm
CPI tháng Một tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng Sáu mức tăng chỉ còn 2%, tháng Bảy tăng ở mức 2,06%, tháng Tám tăng 2,96%, sang tháng Chín lên mức tăng 3,66%.
+ Các yếu tố làm tăng CPI trong 9 tháng năm 2023
- Chỉ số giá nhóm vé máy bay bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 71,56% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá nhiên liệu bay ở mức cao, tỷ giá, lãi suất đều tăng khiến chi phí của các hãng tăng, cùng với đó nhu cầu đi lại tăng cao, đặc biệt trong dịp Lễ, Tết, nghỉ hè đã tác động đến giá vận tải hàng không; giá vé tàu hỏa tăng 31,26%; giá vé ô tô khách tăng 8,33%.
- Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,28% so với cùng kỳ năm trước do một số địa phương tăng học phí năm học 2023-2024 theo lộ trình của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, tác động làm CPI chung tăng 0,45 điểm phần trăm.
- Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 6,73% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,27 điểm phần trăm, do giá xi măng, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, cùng với đó giá thuê nhà ở tăng cao.
- Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 4,85% tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm. Trong đó, giá gạo tăng 3,9% theo giá gạo xuất khẩu, tác động làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 2,83%, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng tăng trong các dịp Lễ, Tết, tác động làm CPI chung tăng 0,6 điểm phần trăm.
- Chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 4,23%, tác động làm CPI chung tăng 0,14 điểm phần trăm do nhu cầu sử dụng điện tăng và từ ngày 04/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tăng 3%.
- Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,48% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,1 điểm phần trăm, do nguyên liệu sản xuất và chi phí nhân công tăng.
- Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI tăng 0,15 điểm phần trăm, chủ yếu do từ tháng 7/2023, dịch vụ bảo hiểm y tế tăng theo mức lương cơ sở mới.
+ Các yếu tố làm giảm CPI trong 9 tháng năm 2023
- Chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước 9 tháng năm 2023 giảm 15,26% so với cùng kỳ năm trước theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,55 điểm phần trăm; giá dầu hỏa giảm 11,26%.
- Chỉ số giá nhóm gas trong nước giảm 10,21% theo giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,15 điểm phần trăm.
- Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,62% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm, tác động làm CPI giảm 0,02 điểm phần trăm.
Xem chi tiết Tổng quan thị trường và giá cả tháng 9, Quý III và 9 tháng năm 2023: TẢI VỀ
Tổng quan thị trường giá cả quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam?
Thị trường giá cả có ảnh hưởng tới việc làm hay không?
Thị trường giá cả có thể ảnh hưởng đến việc làm theo nhiều cách như sau:
Tạo việc làm: Khi thị trường tăng cầu cho một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, doanh nghiệp thường phải mở rộng hoạt động sản xuất hoặc cung ứng để đáp ứng nhu cầu đó. Điều này có thể dẫn đến tạo ra nhiều công việc mới, từ việc làm trong sản xuất, vận chuyển, quảng cáo, đến dịch vụ hỗ trợ.
Tạo khả năng thăng tiến: Một thị trường giá cả tốt có thể làm tăng doanh số bán hàng và doanh thu của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến khả năng tăng lương và cung cấp cơ hội thăng tiến cho nhân viên.
Thay đổi trong ngành: Nếu giá cả của một ngành công nghiệp bị biến đổi đột ngột, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong việc làm. Ví dụ, sự sụt giảm mạnh trong giá cả một ngành có thể dẫn đến giảm bớt sản xuất và việc làm, trong khi sự tăng giá có thể làm tăng nhu cầu và việc làm.
Sự ảnh hưởng của lạm phát: Lạm phát, sự tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ, có thể ảnh hưởng tiêu biểu đến việc làm. Khi lạm phát tăng cao, người tiêu dùng có thể phải chi tiêu nhiều tiền hơn để mua cùng một số lượng hàng hóa và dịch vụ, có thể dẫn đến giảm sức mua và có thể gây suy thoái kinh tế.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Thị trường giá cả cũng có một vai trò nhất định trong việc xác định tình hình việc làm và tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho nền kinh tế và người lao động.
Mức lương tối thiểu người lao động đang được trả là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, tuỳ theo năng lực, hiệu suất làm việc cũng như sự thoả thuận trong hợp đồng lao động mà người lao động sẽ được chi trả các mức lương phù hợp tuy nhiên số tiền được trả không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?