Tổng hợp mức đóng BHXH, BHTN, BHYT mới nhất hiện nay, cụ thể như thế nào?
Tổng hợp mức đóng BHXH, BHTN, BHYT mới nhất hiện nay, cụ thể như thế nào?
(1) Mức đóng BHXH
Theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng BHXH là 25,5%, trong đó:
- Người lao động đóng 8% (8% quỹ HT-TT; 0% quỹ ÔĐ-TS; 0% quỹ TNLĐ-BNN)
- Người sử dụng lao động đóng 17,5% (14% quỹ HT-TT; 3% quỹ ÔĐ-TS; 0,5% quỹ TNLĐ-BNN)
(2) Mức đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng bảo hiểm y tế là 4,5%, trong đó:
- Người lao động đóng 1,5%
- Người sử dụng lao động đóng 3%
(3) Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 2%, trong đó:
- Người lao động đóng 1% tiền lương tháng
- Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN
Theo quy định tại Điều 3 Luật Việc làm 2013 và Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng áp dụng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động là người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm đồng thời cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, tổng mức đóng BHXH, BHTN, BHYT là 32% trong đó:
- Người lao động đóng 10,5%
- Người sử dụng lao động đóng 21,5%.
Tổng hợp mức đóng BHXH, BHTN, BHYT mới nhất hiện nay, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền lương đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản nào?
Tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
...
Như vậy, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động bao gồm:
- Mức lương;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức lương làm căn cứ đóng BHXH được xác định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
...
Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo quy định trên, mức lương làm căn cứ đóng BHXH tối đa như sau:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 36.000.000đ
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?