Tổng hợp chi tiết các mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện nay như thế nào?
Tổng hợp chi tiết các mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 và được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020), các mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện nay như sau:
Đối với người lao động
- Hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, gồm các đối tượng sau:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (áp dụng đối với các hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài).
- Hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất: áp dụng cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Áp dụng đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
+ Hợp đồng cá nhân.
- Hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần: Áp dụng cho người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
- Từ ngày 01/01/2022, người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Áp dụng đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. Trường hợp người lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng: mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Đối với người sử dụng lao động
- Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và tiết b điểm 1.7 khoản 1 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01/01/2022.
Xem thêm: >> Tải về Mẫu TK1-TS điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội mới nhất: TẠI ĐÂY
Tổng hợp chi tiết các mức đóng BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước đối với BHXH như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội như sau:
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
- Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
- Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
- Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.
Các nội dung quản lý nhà nước về BHXH là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội như sau:
- Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
- Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?