Tổng hợp 4 cách tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Tải trọn bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội: Tại đây.
Tổng hợp 4 cách tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Tổng hợp 4 cách tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
(1) Tra cứu quá trình đóng BHXH qua VssID
Cách này chỉ áp dụng đối với người lao động đã đăng ký và được cấp tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Nếu chưa có tài khoản, người dân tham khảo cách đăng ký tài khoản VssID tại đây.
VssID là ứng dụng BHXH số của BHXH Việt Nam, hỗ trợ người dùng theo dõi quá trình tham gia, lịch sử hưởng các chế độ, chính sách bảo hiểm,…
Để tra cứu quá trình đóng BHXH trên ứng dụng VssID, người dùng thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID theo mã số BHXH và mật khẩu được cấp.
Bước 2: Tại giao diện Quản lý cá nhân >> Chọn Quá trình tham gia.
Bước 3: Xem thông tin quá trình đóng BHXH.
Hệ thống sẽ hiển thị các thông tin về quá trình đóng BHXH bao gồm:
Tổng thời gian tham gia BHXH.
Tổng thời gian chậm đóng.
Chi tiết từng giai đoạn đóng và mức lương đóng BHXH tương ứng: Bấm vào biểu tượng con mắt để xem thông tin về mức lương đóng BHXH.
(2) Tra cứu quá trình đóng BHXH qua Website của BHXH Việt Nam
Cách này chỉ áp dụng với người lao động đã đăng ký số điện thoại và email với cơ quan BHXH.
Để tra quá trình đóng BHXH thông qua Website của BHXH Việt Nam, người dân thực hiện theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập link sau https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
Thực hiện điền thông tin theo yêu cầu, nhập đầy đủ thông tin vào ô bắt buộc (có dấu *).
- Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH.
- Cơ quan BHXH: Cơ quan BHXH quản lý.
- Từ tháng - đến tháng: Người dùng nhập thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hoặc toàn bộthời gian từ khi bắt đầu tham gia BHXH cho đến hiện tại.
- CMND: Nhập thông tin số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- Họ tên người cần tra cứu: Điền đầy đủ thông tin, tên viết có dấu hay không có dấu, hãy kích vào tùy chọn ngay bên dưới
- Mã số BHXH.
- Số điện thoại: Đây là số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH.
- Bấm chọn “Tôi không phải là người máy”.
Bước 3: Ấn chọn Lấy mã tra cứu.
Mã tra cứu sẽ được gửi về địa chỉ email của người lao động. Chú ý: Mã tra cứu có hiệu lực trong thời gian 04 phút.
Bước 4: Nhập mã tra cứu và bấm “Tra cứu”.
Hệ thống sẽ tự động hiển thị thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm:
+ Tổng thời gian tham gia BHXH.
+ Thời điểm gần nhất đã đóng BHXH.
+ Chi tiết từng giai đoạn đóng và mức lương đóng BHXH tương ứng.
(3) Tra cứu quá trình đóng BHXH qua Zalo
Bước 1: Đăng nhập Zalo và gõ tìm kiếm “Bảo hiểm xã hội + tỉnh/thành bất kỳ”.
Ví dụ: Bảo hiểm xã hội Hà Nội.
Bước 2: Bấm chọn Dịch vụ tiện tích ở góc trái màn hình.
Bước 3: Chọn Tra cứu đóng bảo hiểm xã hội.
Hệ thống tự động link đến tính năng tra cứu trực tuyến tại Website của BHXH Việt Nam.
Người dùng tiến hành các bước tra cứu giống như tra cứu quá trình đóng BHXH nêu tại mục 2.
(4) Tra cứu quá trình đóng BHXH trên sổ BHXH
Căn cứ tại Điều 18, Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội. Sổ này được giao cho người lao động giữ và bảo quản.
Hằng tháng, doanh nghiệp thực hiện đóng tiền bảo hiểm cho cơ quan BHXH. Việc này được ghi nhận trên cơ sở dữ liệu của cơ quan bảo hiểm. Sau này, khi người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ tiến hành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Lúc đó, quá trình đóng BHXH của người lao động trong thời gian đi làm ở công ty sẽ được ghi nhận vào sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.
Do đó, sau khi nghỉ việc và được chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể mở sổ bảo hiểm xã hội của mình ra để xem thông tin chi tiết về quá trình đóng và mức tiền lương đóng BHXH của từng giai đoạn.
Hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như về các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?