Tiếp viên hàng không lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu ma túy thì có tạm bị đình chỉ ngay công việc không?
- Tiếp viên hàng không lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu ma túy thì có tạm bị đình chỉ ngay công việc không?
- Thủ tục tạm đình chỉ ngay công việc của tiếp viên hàng không được thực hiện thế nào?
- Người sử dụng lao động báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam bằng cách thức gì khi có tiếp viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù?
Tiếp viên hàng không lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu ma túy thì có tạm bị đình chỉ ngay công việc không?
Theo Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT quy định:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
...
Theo đó tiếp viên hàng không lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu ma túy là một trong các trường hợp bị tạm đình chỉ ngay công việc.
Tiếp viên hàng không lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu ma túy thì có tạm bị đình chỉ ngay công việc không? (Hình từ Internet)
Thủ tục tạm đình chỉ ngay công việc của tiếp viên hàng không được thực hiện thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT quy định:
Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
...
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Thủ tục tạm đình chỉ ngay công việc của tiếp viên hàng không được thực hiện như sau:
Đầu tiên người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm của tiếp viên hàng không.
Sau đó trong vòng 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ.
Trong quyết định tạm đình chỉ nêu rõ thời hạn tạm đình chỉ.
Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019 và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Người sử dụng lao động báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam bằng cách thức gì khi có tiếp viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù?
Theo Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không theo quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử khi có nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù, đồng thời thông báo cho Cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
3. Tổng hợp, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam;
d) Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần/01 năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm trước ngày 20 tháng 6 của kỳ báo cáo; đối với báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo. Báo cáo 06 tháng cuối năm được thay thế bằng báo cáo năm;
...
Theo đó người sử dụng lao động cần phải báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam khi có tiếp viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Ngoài ra người sử dụng lao động cũng đồng thời thông báo cho Cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?