Thuyền viên làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Thuyền viên làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng trên phương tiện đường thủy nội địa được phân thành mấy hạng?
- Người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng trên phương tiện đường thủy nội địa phải đáp ứng điều kiện gì?
Thuyền viên làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2, có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 và có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 7, khoản 8 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định như sau:
Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Theo đó, thuyền viên làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
- Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
- Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
Thuyền viên làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa cần phải đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng trên phương tiện đường thủy nội địa được phân thành mấy hạng?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1; có từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định như sau:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng có thời hạn 05 năm và được phân hạng như sau:
a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và hạng tư;
b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì và hạng ba.
2. Chứng chỉ chuyên môn bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giấy nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng trên phương tiện đường thủy nội địa được phân thành 04 hạng, gồm: hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và hạng tư.
Người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng trên phương tiện đường thủy nội địa phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:
Điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng
1. Người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Tuân thủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 29 của Luật này;
b) Có đủ thời gian làm việc theo chức danh tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc thời gian làm việc theo chức danh đào tạo;
c) Tham gia khóa đào tạo dự thi nâng hạng.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết thời gian làm việc theo chức danh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Theo đó, người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng trên phương tiện đường thủy nội địa phải đáp ứng điều kiện sau:
- Tuân thủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004;
- Có đủ thời gian làm việc theo chức danh tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc thời gian làm việc theo chức danh đào tạo;
- Tham gia khóa đào tạo dự thi nâng hạng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?