Thương lượng tập thể là gì? Nội dung bao gồm những gì?
Thương lượng tập thể là gì?
Thương thảo tập thể là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng và điều hành một doanh nghiệp.
Thương lượng tập thể được nêu cụ thể tại Điều 65 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thương lượng tập thể
Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Như vậy, việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định được xem là thương lượng tập thể.
Thương lượng tập thể là gì? Nội dung bao gồm những gì?
Nội dung thương lượng tập thể bao gồm những gì?
Về nội dung thương lượng tập thể thì tại Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nội dung thương lượng tập thể
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
8. Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Theo quy định trên thì nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm cũng có thể đưa ra để thương lượng tập thể.
Từ đó có thể xác định nội dung thương lượng tập thể không bị giới hạn nhưng phải bảo đảm nội dung thương lượng không được trái với quy định pháp luật hiện hành
Trường hợp thương lượng tập thể không thành phải làm sao?
Mục đích của việc thương lượng tập thể nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Do đó cũng khó tránh khỏi việc các bên bảo vệ quyền, lợi ích của mình mà dẫn đến thương lượng không thành.
Việc thương lượng không thành được quy định tại Điều 71 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thương lượng tập thể không thành
1. Thương lượng tập thể không thành thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này;
b) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này mà các bên không đạt được thỏa thuận;
c) Chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
2. Khi thương lượng không thành, các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.
Như vậy, nếu việc thương lượng tập thể thuộc các trường hợp nêu trên dẫn đến không thành thì các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.
Đồng thời nhằm đảm bảo sự công bằng trong mối quan hệ lao động. Pháp luật có quy định thêm rằng trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/thuong-luong-tap-the-2-3.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2025/thang-02/05/ldtl-11.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/11-10-2024/hinh-anh-5221.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTH/29-11/chu-de-586.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/26-08-2024/hinh-anh-4672.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/thang-2-2024/lao-dong-3683.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/BY/2024/26-08-2024/hinh-anh-4677.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTK/2024/thang-12/04/ldtl-5.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/2303/thuong-luong-tap-the.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/DQ/21-2/thuong-luong-tap-the.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- 02 mức lương dự kiến thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng cho CBCCVC và LLVT trong giai đoạn trước và sau khi cải cách tiền lương cụ thể thế nào?
- Cải cách tiền lương: Toàn bộ bảng lương mới của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT là viên chức thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?
- Nghị định 178: Người lao động không đủ điều kiện hưởng nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng chế độ nào?
- Điều chỉnh lương hưu 2025 tăng hay giảm sau đợt tăng lương hưu mới nhất tại Nghị định 75?