Thuê lao động chưa thành niên bán thuốc lá bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi thuê lao động chưa thành niên bán thuốc lá bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi từ anh K.T (TP.HCM)

Lao động chưa thành niên là gì?

Theo Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Theo đó lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Thuê lao động chưa thành niên bán thuốc lá bị phạt bao nhiêu tiền?

Thuê lao động chưa thành niên bán thuốc lá bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Thuê lao động chưa thành niên bán thuốc lá bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có điểm, khoản bị bãi bỏ bởi khoản 17 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định:

Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;
b) Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;
c) Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.

Ngoài ra khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định:

Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Theo đó mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định 98/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ 1 số trường hợp nhất định quy định như trên. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Vậy nếu thuê người lao động chưa thành niên bán thuốc lá có thể bị phạt tiền:

+ Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm;

+ Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Sử dụng lao động chưa thành niên cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Theo đó sử dụng lao động chưa thành niên cần tuân thủ nguyên tắc như sau:

- Người lao động chưa thành niên chỉ được các làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

- Khi sử dụng lao động chưa thành niên người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

- Khi sử dụng lao động chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Ngoài ra người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Thời gian làm việc của lao động chưa thành niên như thế nào?

Theo Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian làm việc của người chưa thành niên như sau:

- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi hay không?
Lao động tiền lương
Danh mục nghề, công việc người dưới 18 tuổi được làm thêm giờ là gì?
Lao động tiền lương
Mong muốn của vị thành niên về sức khỏe sinh sản tình dục như thế nào? Không được thuê lao động chưa thành niên làm phục vụ trong quán bar đúng không?
Lao động tiền lương
Rào cản khiến vị thành niên khó thực hiện mong muốn và quyền trong lĩnh vực SKSS, SKTD là gì? Có được sử dụng lao động chưa thành niên làm phục vụ karaoke không?
Lao động tiền lương
Biến đổi về tâm lý trong thời kỳ vị thành niên như thế nào? Được sử dụng lao động dưới 15 tuổi làm thêm giờ đúng không?
Lao động tiền lương
Tuổi vị thành niên tại Việt Nam là bao nhiêu? NLĐ chưa thành niên có cần sự đồng ý người giám hộ khi đi làm không?
Lao động tiền lương
Tâm sinh lý tuổi vị thành niên ở một số nhóm đặc thù như thế nào? Lao động chưa thành niên được doanh nghiệp tạo cơ hội gì?
Lao động tiền lương
Có được thuê lao động chưa thành niên 16 tuổi làm thêm giờ công việc bảo vệ, trông giữ xe hay không?
Lao động tiền lương
Muốn sử dụng người lao động 13 tuổi thì kí hợp đồng lao động với những ai?
Lao động tiền lương
Lao động chưa thành niên có đương nhiên được làm thêm giờ đối với những công việc được làm hằng ngày không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lao động chưa thành niên
585 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào