Thừa phát lại không được thực hiện những hành vi nào khi hướng dẫn tập sự?
Thừa phát lại không được thực hiện những hành vi nào khi hướng dẫn tập sự?
Căn cứ tại Điều 12 Quy tắc ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BTP quy định:
Quan hệ với người tập sự hành nghề Thừa phát lại
1. Thừa phát lại có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, đối xử tôn trọng, đúng mực với người tập sự hành nghề Thừa phát lại.
2. Khi hướng dẫn tập sự, Thừa phát lại không được thực hiện những hành vi sau:
a) Phân biệt đối xử với những người tập sự do mình hướng dẫn.
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc, lợi ích khác từ người tập sự.
c) Thông đồng với người tập sự để báo cáo sai sự thật, thiếu chính xác về kết quả tập sự.
d) Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn tập sự để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Theo đó, khi hướng dẫn tập sự, Thừa phát lại không được thực hiện những hành vi sau:
- Phân biệt đối xử với những người tập sự do mình hướng dẫn.
- Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc, lợi ích khác từ người tập sự.
- Thông đồng với người tập sự để báo cáo sai sự thật, thiếu chính xác về kết quả tập sự.
- Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn tập sự để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Thừa phát lại không được thực hiện những hành vi nào khi hướng dẫn tập sự?
Thừa phát lại được hướng dẫn bao nhiêu tập sự trong cùng một thời gian?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định:
Điều kiện nhận, hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phải có Thừa phát lại đáp ứng đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thừa phát lại hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề Thừa phát lại. Thừa phát lại bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại thì sau 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại. Trong cùng một thời gian, 01 Thừa phát lại không được hướng dẫn nhiều hơn 03 người tập sự.
3. Thừa phát lại từ chối hướng dẫn tập sự trong trường hợp không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều này; thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này; bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại; vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác.
Thừa phát lại từ chối hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản này phải thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự. Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phân công một Thừa phát lại khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự; trường hợp Văn phòng Thừa phát lại không có Thừa phát lại khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp chỉ định một Văn phòng Thừa phát lại khác nhận tập sự; trường hợp không có Văn phòng Thừa phát lại đủ điều kiện nhận tập sự thì thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Theo đó, trong cùng một thời gian, 01 Thừa phát lại không được hướng dẫn nhiều hơn 03 người tập sự.
Như vậy, Thừa phát lại được hướng dẫn tối đa 03 tập sự trong cùng một thời gian.
Thừa phát lại được làm những công việc gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Công việc Thừa phát lại được làm
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Thừa phát lại được làm những công việc sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ và tài liệu theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?