Thủ tục khởi kiện khi công ty không trả lương cho người lao động?
Công ty có thể chậm trả lương cho người lao động không?
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
...
Đồng thời tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:
Kỳ hạn trả lương
...
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Theo đó, về nguyên tắc công ty phải trả lương đúng hạn theo như đã thỏa thuận với người lao động.
Tuy nhiên trong trường hợp bất khả kháng mà công ty đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn cho người lao động thì có thể trả lương chậm nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đến kỳ trả lương theo thỏa thuận.
Thủ tục khởi kiện khi công ty không trả lương cho người lao động?
Thủ tục khởi kiện đối với công ty không trả lương cho người lao động?
Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh cấp lao động cá nhân như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Theo đó, khi công ty không trả lương theo quy định pháp luật, người lao động có thể yêu cầu hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân giải quyết.
Sau đây là một số cách giải quyết khi công ty không trả lương cho người lao động:
*Cách 1: Thông qua Hòa giải viên lao động:
Căn cứ theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động thì trình tự giải quyết sẽ như sau:
- Bước 1: Người lao động gửi yêu cầu đến hòa giải viên lao động;
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải cho các bên tranh chấp.
Trong phiên họp hòa giải, các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận với nhau về vấn đề tranh chấp.
Trong trường hợp 02 bên thống nhất được với nhau về các phương án thỏa thuận thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành và các bên tranh chấp thực hiện theo phương án đã thỏa thuận.
Trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành và người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
*Cách 2: Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết:
Căn cứ theo Điều 189 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động thì trình tự thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động sẽ như sau:
- Bước 1: Gửi yêu cầu giải quyết đến Hội đồng trọng tài lao động (chỉ yêu cầu khi các bên tranh chấp đều đồng ý với hướng giải quyết này)
- Bước 2: Thành lập ban trọng tài lao động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp
- Bước 3: Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập
Trước khi gửi yêu cầu cho Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp thì cần phải trải qua thủ tục hòa giải bởi hòa giải viên lao động, trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật.
Bân cạnh đó, không thể cùng lúc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án giải quyết tranh chấp.
* Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án
Trường hợp hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì người lao động khởi kiện tại tòa án (Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
- Bước 1: Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa dân sự thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Trước khi gửi yêu cầu cho Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp thì cần phải trải qua thủ tục hòa giải bởi hòa giải viên lao động.
- Bước 2: Tòa án thụ lý và tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động được quy định cụ thể là:
- Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động: 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi người lao động cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm;
- Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi người lao động cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm;
- Đối với thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án: 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi người lao động cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?