Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp khác như thế nào?

Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp khác như thế nào? Tôi có một người bạn, đợt trước anh ấy vừa bị bệnh do quá trình làm việc tiếp xúc với bụi đã ổn định, nay anh ấy tiếp tục bị chẩn đoán nhiễm độc khi tiếp xúc chất độc hại, vậy anh ấy hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào? - Câu hỏi của anh Bình (Đắk Lắk).

Chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã bị bệnh nghề nghiệp mà tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
...

Như vậy, có thể hiểu người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã bị bệnh nghề nghiệp mà tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp khi:

- Người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp trước đây, nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp theo Danh mục bệnh nghề nghiệp tại Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT;

- Có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên;

Bệnh nghề nghiệp lần 2

Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp khác như thế nào?

(Hình từ Internet)

Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp khác như thế nào?

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 6 Mục III Phần B Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 về thủ tục hành chính giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp như sau:

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ

- Người lao động lập hồ sơ theo quy định;

- NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp cho người sử dụng lao động

- Người sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ, lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp (mẫu số 05A-HSB) và hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

- Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi NSDLĐ đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ NLĐ.

- NSDLĐ có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau:

+ Qua giao dịch điện tử: NSDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định

Trong vòng tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định

Bước 3: Nhận kết quả

- NLĐ nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:

+ Thông qua tài khoản cá nhân;

+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

- NSDLĐ nhận Quyết định về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc một lần và Quyết định cấp tiền mua PTTGSH (nếu có); Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp khác như thế nào?

Theo hướng dẫn tại tiểu mục 6 Mục III Phần B Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 về thành phần hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi người lao động đã bị bệnh nghề nghiệp nay lại tiếp tục bị bệnh nghề nghiệp bao gồm:

- Bản chính Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với lần bị bệnh nghề nghiệp sau cùng;

- Trường hợp lần bị bệnh nghề nghiệp trước đó tại đơn vị SDLĐ khác nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm bản chính Văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị SDLĐ nơi xảy ra bệnh nghề nghiệp;

- Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị bệnh nghề nghiệp của lần điều trị nội trú sau cùng;

- Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm KNLĐ;

- Trường hợp đang hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp trước ngày 1/1/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp; vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).

- Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK; trường hợp lần bị bệnh nghề nghiệp trước đã được giám định mức suy giảm KNLĐ nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của lần giám định đó.

- Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK).

Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bênh nghề nghiệp mới nhất hiện nay?

Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019

Dưới đây là hình ảnh Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp


Bệnh nghề nghiệp tái phát

Bệnh nghề nghiệp tái phát

Tải Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất hiện nay. Tải về

Hướng dẫn lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp

(1) Nếu là số CMND thì bỏ “thẻ căn cước”, nếu là số thẻ căn cước thì bỏ “CMND”

(2) Ghi đầy đủ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.

(3) Nếu bị TNLĐ (hoặc BNN) lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ (hoặc BNN); Ví dụ: Ông A bị TNLĐ lần đầu ngày 30/8/2016 và bị TNLĐ ngày 05/3/2017 thì ghi: Lần thứ hai; hoặc ông B bị mắc BNN lần đầu ngày 05/9/2016 và bị TNLĐ ngày 03/4/2017 thì ghi: Lần thứ hai. Nếu bị TNLĐ, BNN nhiều lần tại cùng đơn vị mà chưa được giải quyết thì ghi: Lần 1 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần 2 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần n…

(4) Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNLĐ; tên của Đoàn điều tra (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) trong trường hợp bị TNLĐ hoặc số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám BNN, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám BNN trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp.

(5) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn trường hợp bị TNLĐ. Có thể đánh dấu nhiều hơn một ô; Ví dụ: Ông A bị TNLĐ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người SDLĐ ngoài giờ làm việc, tại nơi làm việc thì cùng lúc đánh dấu vào 02 ô vuông tương ứng.

(6) Được hiểu là trường hợp bị tai nạn khi thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động theo điểm b khoản 1 Điều 45 Luật ATVSLĐ.

(7) Áp dụng trong trường hợp TNGT được xác định là TNLĐ: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc của Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc Biên bản điều tra TNGT thì ghi: Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận.

(8) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn hình thức nhận tiền (lưu ý: Không lựa chọn nhận trợ cấp hàng tháng bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH); trường hợp lựa chọn nhận qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ: Số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp lần đầu hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Chế độ trợ cấp cho người lao động tái phát bệnh nghề nghiệp được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
35 loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính mới nhất là biên bản nào?
Lao động tiền lương
Bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Áp lực công việc gây nên bệnh rối loạn lo âu thì có phải bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
02 điều kiện để được hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động là gì?
Lao động tiền lương
Bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh nghề nghiệp
527 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào