Thông tư 22 thi giáo viên giỏi gồm những nội dung gì?
Thông tư 22 thi giáo viên giỏi gồm những nội dung gì?
Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT.
Thông tư 22 thi giáo viên giỏi gồm những nội dung sau:
(1) Giáo viên mầm non
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT, nội dung thi giáo viên giỏi đối với giáo viên mầm non gồm:
- Thực hành một hoạt động giáo dục cụ thể theo kế hoạch giáo dục tại thời điểm diễn ra Hội thi. Hoạt động giáo dục tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại nhóm, lớp với nguyên trạng số lượng trẻ em của nhóm, lớp đó.
+ Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) hoạt động giáo dục tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi.
+ Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho hoạt động giáo dục trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi.
- Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc.
+ Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi.
+ Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
(2) Giáo viên phổ thông
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT, nội dung thi giáo viên giỏi đối với giáo viên phổ thông gồm:
- Thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;
- Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Thông tư 22 thi giáo viên giỏi gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Các nội dung thi giáo viên dạy giỏi được đánh giá như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT các nội dung thi giáo viên dạy giỏi được đánh giá như sau:
(1) Đối với phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục:
- Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.
(2) Đối với phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; công tác giảng dạy; công tác chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên trình bày biện pháp; giám khảo trao đổi, đánh giá và thống nhất mức đạt hoặc chưa đạt. Phần trình bày biện pháp đạt mức đạt khi đảm bảo các yêu cầu: Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng trẻ em, học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc; biện pháp được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của trẻ em, học sinh khi áp dụng biện pháp. Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên thì phần trình bày biện pháp là chưa đạt.
- Phần trình bày biện pháp được ít nhất 03 giám khảo đánh giá.
Kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những mục nào?
Căn cứ theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định về kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi như sau:
Kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
Kế hoạch Hội thi do cấp tổ chức Hội thi quy định, bao gồm:
1. Mục đích, yêu cầu của Hội thi.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn và số lượng tham dự Hội thi.
3. Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức Hội thi.
4. Các quy định khác để đáp ứng yêu cầu của Hội thi.
Theo đó, kế hoạch Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những 4 mục sau:
- Mục đích, yêu cầu của Hội thi.
- Đối tượng, tiêu chuẩn và số lượng tham dự Hội thi.
- Thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức Hội thi.
- Các quy định khác để đáp ứng yêu cầu của Hội thi.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-2025305.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- Chốt 01 bảng lương mới chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) khi cải cách tiền lương xây dựng theo 02 nguyên tắc nào?
- 02 mức lương dự kiến thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng cho CBCCVC và LLVT trong giai đoạn trước và sau khi cải cách tiền lương cụ thể thế nào?
- Lời chúc Valentine 2025 hay, ý nghĩa nhất? Người lao động có được về sớm vào ngày Valentine không?
- Cải cách tiền lương: Toàn bộ bảng lương mới của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT là viên chức thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?