Để đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi thì phần thực hành tiết dạy phải đạt loại gì?
Để đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi thì phần trình bày tiết dạy phải đạt loại gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thi, đánh giá các nội dung và kết quả Hội thi
...
3. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi:
Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đảm bảo: Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá loại giỏi, và không có giám khảo đánh giá là loại trung bình trở xuống; phần trình bày biện pháp được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá mức đạt.
4. Kết quả Hội thi được công bố tại buổi tổng kết Hội thi và được gửi đến các đơn vị dự thi. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc có báo cáo kết quả Hội thi về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Theo đó, để đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi thì phần thực hành tiết dạy phải được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá loại giỏi và không có giám khảo đánh giá là loại trung bình trở xuống.
Để đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi thì phần thực hành tiết dạy phải đạt loại gì? (Hình từ Internet)
Thành phần ban giám khảo Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi
1. Thành phần:
a) Ban Giám khảo có: Trưởng Ban Giám khảo; Phó trưởng Ban Giám khảo và các thành viên khác, bao gồm:
- Các cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên cốt cán các cấp học đã được công nhận có năng lực tốt trong hoạt động chuyên môn; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có thực tiễn, kinh nghiệm và đã đạt kết quả cao trong giảng dạy, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh; có uy tín với đồng nghiệp.
- Giảng viên chính trở lên trong các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên cấp học, môn học tương ứng với Hội thi.
b) Các tiểu ban của Ban Giám khảo: Gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và các thành viên Ban Giám khảo, số lượng thành viên các tiểu ban là các số lẻ.
...
Theo đó, thành phần ban giám khảo Hội thi giáo viên dạy giỏi gồm: Trưởng Ban Giám khảo; Phó trưởng Ban Giám khảo và các thành viên khác.
Ngoài ra, còn có các tiểu ban của Ban Giám khảo: Gồm các thành viên cùng lĩnh vực chuyên môn, thực hiện việc đánh giá các nội dung theo quy định. Mỗi tiểu ban có một trưởng tiểu ban và các thành viên Ban Giám khảo, số lượng thành viên các tiểu ban là các số lẻ.
Mục đích của Hội thi giáo viên dạy giỏi là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
1. Mục đích Hội thi:
a) Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành;
b) Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non; công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên phổ thông.
2. Nguyên tắc của Hội thi:
a) Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
c) Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Theo đó, mục đích của Hội thi giáo viên dạy giỏi như sau:
- Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành;
- Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
- Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non; công tác giảng dạy đối với giáo viên phổ thông.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?