Thông tin bão YAGI mới nhất: Vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất của bão? Người lao động ở đây có được nghỉ không?
Thông tin bão YAGI mới nhất: Vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất của bão?
Căn cứ theo Công điện 1170/CĐ-BGDĐT năm 2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 16h chiều ngày 3/9/2024, vị trí tâm bão số 3 (Yagi) đang ở trên vùng biển phía đông khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89 - 102km/h), giật cấp 12.
Dự báo bão số 3 có khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Bộ ở cường độ rất mạnh, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.
Đồng thời, Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024, trong đó thêm một số tỉnh thành cũng chịu ảnh hưởng từ bão như sau:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang;
Mức độ ảnh hưởng của bão YAGI như sau:
Tại Phụ lục III Bảng cấp gió và cấp sóng ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:
Như vậy, có thể thấy, bão YAGI sẽ ảnh hưởng cực kỳ mạnh với sức tàn phá cực kỳ lớn.
Tải mẫu thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 dành cho doanh nghiệp: Tại đây
Xem thêm: Tốc độ di chuyển của siêu bão YAGI? Người lao động được nghỉ làm tránh bão trong bao nhiêu ngày?
Công văn nghỉ Bão số 3 - Bão YAGI mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp?
Thông tin bão Yagi mới nhất: Vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất của bão? Người lao động ở đây có được nghỉ không? (Hình từ Internet)
Người lao động ở nơi chịu ảnh hưởng mạnh của bão có được nghỉ không?
Căn cứ theo Mục 2 Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024 khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024 có đề cập nội dung như sau:
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên căn cứ tình hình thực tế và khả năng ảnh hưởng của bão, mưa lũ tại địa phương chủ động thông tin kịp thời, chỉ đạo, hướng dẫn người dân ứng phó với bão, lũ, trong đó:
...
3). Căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.
b) Bảo đảm an toàn khu vực ven biển và trên đất liền:
1). Chủ động tổ chức sơ tán người dân ra khỏi các nhà yếu không đảm bảo an toàn, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở, nhất là ở cửa sông, ven biển.
2). Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, đê điều; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.
3). Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
c) Bảo đảm an toàn khu vực miền núi:
1). Chủ động di dời, sơ tán dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
2). Kiểm tra, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du; bố trí lực lượng thường trực sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống.
3). Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
4). Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ nếu xảy ra tạ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
...
Theo đó, tuỳ theo sức ảnh hưởng của bão số 3 - bão YAGI tại địa phương mà Chủ tịch UBND tỉnh nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão sẽ có thông báo về việc ứng phó với bão, hướng dẫn về việc kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
Tuỳ theo chính sách của công ty và chỉ thị của từng địa phương mà người lao động có thể sẽ phải nghỉ việc do ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của cán bộ, công chức, viên chức được tính như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguồn tài chính
...
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
...
Theo đó, mức đóng quỹ phòng chống thiên tai của cán bộ, công chức, viên chức được tính như sau:
Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai = 1/2 x Mức lương cơ sở : Số ngày làm việc trong tháng
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?