Thông báo thực hiện lịch hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ, cụ thể ra sao?
- Thông báo thực hiện lịch hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ, cụ thể ra sao?
- Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 thì bị phạt bao nhiêu?
- Trường hợp nào người lao động không được từ chối yêu cầu làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ của doanh nghiệp?
Thông báo thực hiện lịch hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ, cụ thể ra sao?
Chiều ngày 12/4/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có chấp thuận đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về việc hoán đổi lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày, từ thứ bảy ngày 27/4 đến hết thứ tư 1 tháng 5.
Theo Thông báo 1570/TB-BLĐTBXH ngày 12/4/2024 thông báo thực hiện lịch hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 - 01/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp.
Cụ thể, lịch hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là công chức, viên chức) được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4/2024) sang ngày thứ Bảy (04/5/2024).
=> Như vậy, công chức, viên chức được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Bảy ngày 27/4/2024 đến hết thứ Tư ngày 01/5/2024 (làm bù vào ngày thứ Bảy 04/5/2024).
Lưu ý: Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ lễ trên phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
- Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Khuyến khích người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp áp dụng thời gian nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5 năm 2024 cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức nhưng đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.
Thông báo thực hiện lịch hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Trường hợp nào người lao động không được từ chối yêu cầu làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ của doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người lao động không được từ chối yêu cầu làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ của doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?