Thời hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa là bao lâu?

Máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn trong thời hạn bao lâu?

Thời hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 30 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1; có từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định như sau:

Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng có thời hạn 05 năm và được phân hạng như sau:
a) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và hạng tư;
b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành hạng nhất, hạng nhì và hạng ba.
2. Chứng chỉ chuyên môn bao gồm chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ chuyên môn đặc biệt.
3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thời hạn giấy nhận khả năng chuyên môn máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa là 05 năm.

Thời hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa là bao lâu?

Thời hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa là bao lâu? (Hình từ Internet)

Máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa không có GCN khả năng chuyên môn bị phạt mức tiền cao nhất bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
...
3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với thuyền viên không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hết hiệu lực theo quy định hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất.
...

Theo đó, máy trưởng không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 9 triệu, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba;

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì;

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với thuyền viên theo quy định phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất.

Như vậy, máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa không có GCN khả năng chuyên môn bị phạt mức tiền cao nhất là 9.000.000 đồng.

Điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 32 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:

Điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng
1. Người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Tuân thủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 29 của Luật này;
b) Có đủ thời gian làm việc theo chức danh tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc thời gian làm việc theo chức danh đào tạo;
c) Tham gia khóa đào tạo dự thi nâng hạng.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết thời gian làm việc theo chức danh quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết điều kiện dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Theo đó, người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng trên phương tiện đường thủy nội địa phải đáp ứng điều kiện sau:

- Tuân thủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 gồm: Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam và đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm.

- Có đủ thời gian làm việc theo chức danh tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc thời gian làm việc theo chức danh đào tạo;

- Tham gia khóa đào tạo dự thi nâng hạng.

Đi đến trang Tìm kiếm - Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1,237 lượt xem
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Độ tuổi yêu cầu đối với người dự thi nâng hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thời hạn giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa là bao lâu?
Lao động tiền lương
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa được phân thành những hạng nào?
Lao động tiền lương
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn đại phó tàu biển từ 500 GT đến dưới 3000 GT là gì?
Lao động tiền lương
Để được Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu từ 3000 GT trở lên cần đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển có dạng như thế nào?
Lao động tiền lương
Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận gồm những gì?
Lao động tiền lương
Thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam ra sao?
Lao động tiền lương
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam gồm những gì?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào