Thời giờ người học nghề tham gia lao động có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương hay không?

Cho tôi hỏi thời giờ người học nghề tham gia lao động có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương hay không? Có phải ký hợp đồng với người học nghề sau khi kết thúc thời gian học nghề hay không? Câu hỏi của anh Hưng ( Đồng Tháp).

Thời giờ người học nghề tham gia lao động có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương hay không?

Tại khoản 7 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
...

Như vậy, thời giờ người học nghề tham gia lao động sẽ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.

Thời giờ người học nghề tham gia lao động có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương?

Thời giờ người học nghề tham gia lao động được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương?

Có phải ký hợp đồng với người học nghề sau khi kết thúc thời gian học nghề hay không?

Tại khoản 6 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, hết thời hạn học nghề nếu người học nghề đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì hai bên phải ký kết hợp đồng lao động.

Mức hỗ trợ chi phí học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp hiện nay là bao nhiêu?

Tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg có quy định như sau:

Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề
a) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
b) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 1 tháng.
2. Hồ sơ đề nghị học nghề và giải quyết hỗ trợ học nghề được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ).
...

Theo đó, học nghề dưới 3 tháng thì mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

Còn trên 3 tháng thì mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

Quy định trên áp dụng cho người lao động được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013

Người học nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người học nghề không tham gia khắc phục sự cố tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động thì bị phạt bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người học nghề có độ tuổi dưới 14 thì có được không?
Lao động tiền lương
Những chính sách dành cho người học nghề hiện nay?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp được nhận người học nghề từ đủ bao nhiêu tuổi?
Lao động tiền lương
Thời giờ người học nghề tham gia lao động có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương hay không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có được thu học phí của người học nghề không?
Lao động tiền lương
Người học nghề thì có được ký hợp đồng đào tạo không?
Lao động tiền lương
Có yêu cầu về độ tuổi của người học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người học nghề
1,145 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người học nghề
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào