Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?
Ai phải tập sự hành nghề công chứng?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014, được hướng dẫn bởi Thông tư 04/2015/TT-BTP quy định về tập sự hành nghề công chứng thì đối tượng tập sự hành nghề công chứng cụ thể như sau:
- Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng bắt buộc phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng theo quy định.
- Người tập sự hành nghề công chứng có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự hành nghề công chứng tại tổ chức đó; trong trường hợp người tập sự không tự liên hệ được thì có thể đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự hành nghề công chứng bố trí cho người đó tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự theo quy định của pháp luật.
- Người tập sự hành nghề công chứng phải đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là bao lâu?
Cũng theo theo Khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng 2014, thời gian tập sự hành nghề công chứng theo quy định là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và thời gian tập sự hành nghề công chứng là 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là thời gian được tính từ ngày đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BTP thì thời gian tập sự hành nghề công chứng sẽ được tính từ ngày Sở Tư pháp ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Trong trường hợp người tập sự hành nghề công chứng thay đổi nơi tập sự theo quy định của pháp luật thì thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Tổng thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính khi người tập sự có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề công chứng ít nhất là ba tháng và phải có nhận xét bằng văn bản của công chứng viên hướng dẫn tập sự cùng với xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nơi nhận tập sự.
Trong đó, người tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng có thời gian tập sự từ một tháng đến dưới bốn tháng thì thời gian tập sự đó được tính vào tổng thời gian tập sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTP:
– Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nơi nhận tập sự hành nghề công chứng tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, chuyển đổi kinh doanh theo quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, hoặc công chứng viên hướng dẫn tập sự vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự;
– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự không còn đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Luật công chứng;
– Trường hợp công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật
– Trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự hành nghề công chứng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Thủ tục đăng ký tập sự hành nghề công chứng được quy định như thế nào?
Tập sự hành nghề công chứng là một giai đoạn bắt buộc đối với công việc hành nghề công chứng. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BTP, để đăng ký tập sự hành nghề công chứng, người tập sự phải gửi hồ sơ đăng ký tập sự trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng nhận người tập sự hoạt động (hoặc đóng trụ sở).
Thành phần hồ sơ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BTP thì hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề công chứng bao gồm:
– Giấy đăng ký tập sự hành nghề công chứng theo Mẫu TP-TSCC-01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);
– Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
– Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng và ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng (sau đây gọi là Danh sách người tập sự) của Sở Tư pháp
– Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng nhận người tập sự là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề công chứng và ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng của Sở Tư pháp
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?