Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi chăm con 2 tuổi bị ốm là bao lâu?
Người lao động được nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi nào?
Tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, người lao động được nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi chăm con 2 tuổi bị ốm là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau khi chăm con 2 tuổi bị ốm là bao lâu?
Theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Trường hợp con của người lao động hiện đang được 2 tuổi nếu chẳng may bị ốm thì người này được nghỉ tối đa là 20 ngày làm việc để chăm sóc con (thời gian làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
Ngoài ra như có đề cập ở trên thì thời gian nghỉ chăm con của người lao động phải theo sự xác nhận của của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Không mặc nhiên người lao động được nghỉ chăm con tối đa 20 ngày theo quy định trên.
Giấy ra viện của con có phải ghi đầy đủ tên cha mẹ để hưởng chế độ ốm đau khi con ốm không?
Tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định như sau:
Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
…
Theo Hướng dẫn ghi Giấy ra viện trong Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT có quy định:
Phần ghi chú
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện (từ ngày, đến ngày). Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày, trường hợp đình chỉ thai nghén từ 13 tuần tuổi trở lên thì không quá 50 ngày: Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày.
- Trường hợp lao động nữ cần nghỉ để dưỡng thai thì sau khi ghi số ngày nghỉ phải ghi rõ là "để dưỡng thai". Ví dụ: Số ngày nghỉ: 10 ngày để dưỡng thai. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
- Trường hợp người có thai từ 22 tuần tuổi trở phải đình chỉ thai nghén thì ghi là đẻ non, con chết.
- Trường hợp đẻ non ghi rõ số con và tình trạng con sau sinh.
- Trong trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh.
Theo đó, đối với trường hợp con dưới 7 tuổi của người lao động bị bệnh mà phải điều trị nội trú thì trong Giấy ra viện (giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động) tại Phần ghi chú (4) phải được ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Tải mẫu Giấy ra viện hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất: Tại đây.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?