Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai có tính ngày nghỉ hằng tuần không?
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai có tính ngày nghỉ hằng tuần không?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng không quá 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung và không quá 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai tính ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai có tính ngày nghỉ hằng tuần không? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp thai sản khi hưởng chế độ để thực hiện các biện pháp tránh thai là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trợ cấp thai sản
1. Trợ cấp thai sản một tháng của người lao động quy định tại các điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 của Luật này bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 06 tháng thì trợ cấp thai sản của người lao động quy định tại Điều 51, Điều 52, các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 53, các khoản 1, 2 và 4 Điều 54, khoản 2 Điều 55 và Điều 57 của Luật này là mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của các tháng đã đóng.
2. Trợ cấp thai sản một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 51 và khoản 2 Điều 53 của Luật này được tính bằng trợ cấp thai sản một tháng chia cho 24 ngày.
3. Trợ cấp thai sản khi sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được tính theo mức trợ cấp thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 57 của Luật này thì mức trợ cấp mỗi ngày được tính bằng mức trợ cấp thai sản một tháng chia cho 30 ngày.
4. Trợ cấp thai sản của lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều này trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhờ mang thai hộ.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, mức trợ cấp thai sản khi hưởng chế độ để thực hiện các biện pháp tránh thai bằng 100% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của 06 tháng gần nhất trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 06 tháng thì trợ cấp thai sản là mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của các tháng đã đóng.
Trình tự, thủ tục đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với người tham gia BHXH bắt buộc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 61 của Luật này cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 61 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ quy định tại Điều 61 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc không còn người sử dụng lao động.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trình tự, thủ tục đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với người tham gia BHXH bắt buộc như sau:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Bước 2: Người sử dụng lao động lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kèm theo hồ sơ tại bước 1 nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc không còn người sử dụng lao động thì được cơ quan BHXH giải quyết trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?