Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính như thế nào khi thời gian nghỉ rơi vào mốc từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau?
- Số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh tối đa là bao nhiêu ngày?
- Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính như thế nào khi thời gian nghỉ rơi vào mốc từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau?
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh là bao nhiêu?
- Lao động nữ được chi trả tiền hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh khi nào?
Số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh tối đa là bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính như thế nào khi thời gian nghỉ rơi vào mốc từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh được tính như thế nào khi thời gian nghỉ rơi vào mốc từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau?
Tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy đinh:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
...
Như vậy, trường hợp lao động nữ có thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản rơi vào mốc từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh là bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
…
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, đối với mỗi ngày nghỉ theo chế độ dưỡng sức sau khi sinh, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp với mức hưởng bằng 30% mức lương cơ sở.
Số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh sẽ được tính theo công thức:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại cho đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng.
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Ví dụ: Lao động nữ sinh con và nghỉ dưỡng sức sau ngày 01/7/2023, có tổng số ngày nghỉ dưỡng sức là 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 5 x 30% x 1.800.000 = 2.700.000 (đồng).
Lao động nữ được chi trả tiền hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh khi nào?
Tại khoản 4 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định như sau:
Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
3. Trách nhiệm của Phòng KHTC: Thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều này theo phân cấp quản lý của BHXH tỉnh, lập Danh sách C75-HD và hàng tháng lập báo cáo tổng hợp chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo mẫu số 4-CBH của toàn tỉnh, gửi Phòng Chế độ BHXH.
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, thời hạn nhận tiền dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:
- Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị.
- Tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ trong trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?