Thời gian nâng lương của công chức bị kỷ luật khiển trách có bị kéo dài không?
Thời gian nâng lương của công chức bị kỷ luật khiển trách có bị kéo dài không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
...
Theo đó, công chức bị kỷ luật khiển trách thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Thời gian nâng lương của công chức bị kỷ luật khiển trách có bị kéo dài không?
Có những hình thức kỷ luật nào đối với công chức?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó, có 04 hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc.
Có 05 hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.
Mức độ vi phạm của công chức được chia thành những loại nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
...
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Theo đó, hành vi vi phạm của công chức bao gồm 04 loại sau:
- Ít nghiêm trọng;
- Nghiêm trọng;
- Rất nghiêm trọng;
- Đặc biệt nghiêm trọng.
Các trường hợp nào công chức chưa xem xét xử lý kỷ luật?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, các trường hợp công chức chưa xem xét xử lý kỷ luật gồm:
- Công chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Công chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Công chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc công chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.
- Công chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-2025223.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/2303/lao-dong-568.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LTH/0323/nguoi-lao-dong-1-9.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DTT/12-3-24/nang-luong.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/2303/hinh-thuc-xu-ly-ky-luat-doi-voi-cong-chuc.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/14-10-24/Hinh-1957.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/14-10-24/Hinh-1950.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/14-10-24/Hinh-1951.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-1762.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/DVM/thang-3-2024/lao-dong-3969.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ấn định 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang bãi bỏ mức lương cơ sở sau năm 2026 thì chế độ nâng bậc lương thường xuyên thế nào?
- Toàn bộ mức lương 02 bảng lương mới áp dụng cho giáo viên trung học cơ sở là viên chức khi cải cách tiền lương có cách tính lương thế nào?
- Chính thức 01 bảng lương mới công chức viên chức: Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức là bảng lương nào?
- Nghị định 178 2024 dùng tiêu chí nào để xác định CBCCVC có năng lực nổi trội được giữ lại làm việc khi thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy?
- Nghị định 178 của Chính phủ về nghỉ hưu trước tuổi quy định tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp bao nhiêu?