Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa khi mắc bệnh cần chữa trị dài ngày là bao lâu?

Tôi đang mắc căn bệnh cần chữa trị lâu dài. Tôi muốn hỏi là thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa khi mắc những bệnh cần chữa trị dài ngày là bao lâu? Câu hỏi của chị P.B (Đồng Tháp).

Những bệnh nào được xem là bệnh cần chữa trị dài ngày?

Theo quy định tại Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (Ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế), có 332 bệnh thuộc bệnh chữa trị dài ngày gồm các bệnh như: Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan), Tiêu chảy kéo dài, Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng, Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM (Trực khuẩn có ở khắp mọi nơi kể cả da, hạch, phổi), Bệnh ung thư các loại, U xương lành tính có tiêu hủy xương, Bệnh Thalassemia, Bệnh hồng cầu hình liềm, Suy tuyến giáp,...

Danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày: TẢI VỀ.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa khi mắc bệnh cần chữa trị dài ngày là bao lâu?

Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa khi mắc bệnh cần chữa trị dài ngày là bao lâu?

Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa khi người lao động mắc những bệnh cần chữa trị dài ngày là bao lâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo đó, thời gian hưởng chế độ ốm đau khi người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được ban hành kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT tối đa là 180 ngày.

Trong trường hợp hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì người lao động được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Ví dụ: Bà A bị bệnh cần chữa trị dài ngày khi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 01 năm. Thời gian hưởng chế độ ốm đau của bà A như sau:

- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

- Trong trường hợp hết 180 ngày mà bà A vẫn tiếp tục điều trị thì bà A được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian hưởng tối đa bằng 01 năm.

Mức hưởng chế độ ốm đau khi người lao động mắc những bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ ốm đau khi mắc những bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định cụ thể như sau:

- Trong trường hợp chữa trị 180 ngày: 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

- Trong trường hợp chữa trị quá 180 ngày (nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội):

Số năm đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: mức hưởng bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc;

Số năm đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: mức hưởng bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc;

Số năm đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: mức hưởng bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Trường hợp thời gian nghỉ chế độ ốm đau có ngày lẻ không trọn tháng: Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Trong ví dụ của bà A ở trên, mức hưởng chế độ ốm đau của bà A cụ thể là:

- Trong trường hợp chữa trị 180 ngày: bà A được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi bà A nghỉ việc;

- Trong trường hợp hết 180 ngày mà bà A vẫn tiếp tục điều trị thì bà A được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian hưởng tối đa bằng 01 năm: vì bà A đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm nên bà A được hưởng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi bà A nghỉ việc.

Chế độ ốm đau
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chế độ nghỉ ốm đau của người lao động mới nhất năm 2024 được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2025 những trường hợp nào sẽ không được hưởng chế độ ốm đau?
Lao động tiền lương
Mức hưởng tiếp chế độ ốm đau do điều trị bệnh dài ngày từ 1/7/2025 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Đóng BHXH dưới 15 năm được nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Nhận bao nhiêu tiền trợ cấp trong thời gian hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau?
Lao động tiền lương
Nghỉ ốm đau trên 14 ngày có phải đóng BHXH theo quy định mới nhất không?
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau có được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm không?
Lao động tiền lương
Chế độ ốm đau từ 1/7/2025 áp dụng cho những đối tượng nào?
Lao động tiền lương
Từ 2025, không được hưởng chế độ ốm đau khi thời gian nghỉ việc trùng với những thời gian nào?
Lao động tiền lương
Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì tính như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chế độ ốm đau
748 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chế độ ốm đau

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ ốm đau

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Tổng hợp 8 văn bản về Chế độ ốm đau mới nhất Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào