Thời gian hỗ trợ học nghề của người lao động tối đa là bao lâu?
Thời gian hỗ trợ học nghề của người lao động tối đa là bao lâu?
Căn cứ Điều 56 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian và mức hỗ trợ học nghề như sau:
Thời gian, mức hỗ trợ học nghề
1. Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
2. Mức hỗ trợ học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề nhưng không quá 06 tháng.
Thời gian hỗ trợ học nghề của người lao động tối đa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 24 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề như sau:
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang chờ kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương nơi đang chờ kết quả hoặc đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có nhu cầu học nghề tại địa phương không phải nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người lao động không thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này;
d) Sổ bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không đáp ứng đủ điều kiện hưởng thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề là đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo của trung tâm dịch vụ việc làm về việc người lao động không đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề được chia ra thành 03 đối tượng:
- Nếu người lao động có nhu cầu học nghề tại nơi đang hưởng hoặc đang chờ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hồ sơ chỉ cần Mẫu số 03.
Tải mẫu số 03: Tại đây
- Nếu người lao động có nhu cầu học nghề khác nơi đang hưởng hoặc đang chờ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hồ sơ gồm Mẫu số 03 và Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Đối với các trường hợp khác thì hồ sơ gồm:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Mẫu số 03
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ minh chứng rằng người lao động đang thất nghiệp như: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải;...
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại đâu?
Tại Điều 11 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về việc nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động như sau:
Nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Người lao động có nhu cầu học nghề phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ 16: Bà Mai Thị K đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Hải Dương. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bà K có nhu cầu học nghề. Như vậy, bà K phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hải Dương để Trung tâm xem xét, tư vấn học nghề, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương quyết định việc hỗ trợ học nghề cho bà K.
2. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên nhưng không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu có nhu cầu học nghề thì nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
Ví dụ 17: Ông Nguyễn Văn M làm việc tại tỉnh Bình Dương, có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục là 11 tháng. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, ông M có nhu cầu học nghề tại thành phố Hồ Chí Minh thì ông M nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cùng với hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, tuỳ theo từng trường hợp mà người lao động có thể nộp hồ sơ học nghề tại địa phương nơi người lao động có nhu cầu học nghề hoặc tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?