Thời điểm khai báo tai nạn lao động với người làm việc không theo hợp đồng lao động là khi nào?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền gì về an toàn lao động? Thời điểm khai báo tai nạn lao động với người làm việc không theo hợp đồng lao động là khi nào? Mẫu khai báo tai nạn lao động tải ở đâu? Câu hỏi của anh H.G (Thanh Hóa).

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền gì về an toàn lao động?

Tại khoản 3 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
...
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;
d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có các quyền nêu trên về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời điểm khai báo tai nạn lao động với người làm việc không theo hợp đồng lao động

Thời điểm khai báo tai nạn lao động với người làm việc không theo hợp đồng lao động là khi nào? (Hình từ Internet)

Ai phải thực hiện khai báo khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?

Tại điểm d khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:
...
d) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật này.

Theo đó, khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo.

Thời điểm khai báo tai nạn lao động với người làm việc không theo hợp đồng lao động là khi nào?

Tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
...
2. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
b) Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó, khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động.

Xem chi tiết Mẫu khai báo tai nạn lao động: Tại đây

Phụ lục 4

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động có phải là hành vi bị nghiêm cấm?
Lao động tiền lương
Lập hồ sơ giải quyết chế độ BHXH về tai nạn lao động sau khi người lao động đã về hưu thì phải chuyển hồ sơ đến cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Công ty phải chịu trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT?
Lao động tiền lương
Công ty không tạm ứng chi phí y tế cho người lao động bị tai nạn lao động không tham gia BHYT bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Thời hạn bồi thường cho người bị tai nạn lao động là bao lâu?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa thì có bị phạt không?
Lao động tiền lương
Có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở kinh doanh không?
Lao động tiền lương
Công ty có phải thanh toán chi phí không nằm trong danh mục do BHYT chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Lao động tiền lương
Có được xem là tai nạn lao động đối với trường hợp thử việc bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động
507 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào