Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị Di Băng đến từ Hải Dương.

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 có nêu:

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Theo đó:

- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần: khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.

- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp bao gồm:

Trường hợp 1: Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế thì trường hợp này hiếm khi xảy ra, bởi lẽ các bên đều đã phải đàm phán, thảo luận trong thời gian dài, cũng như lấy ý kiến của người lao động (hoặc thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở) nên không dễ dàng để tất cả các nội dung đều trái pháp luật.

- Trường hợp 2: Người ký kết không đúng thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 4 Điều 76 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Do đó, trường hợp người ký kết thỏa ước lao động không phải là đại diện hợp pháp của các bên thương lượng hay trường hợp tiến hành thương lượng thông qua Hội đồng thương lượng mà không ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện các bên thì thỏa ước lao động tập thể bị vô hiệu toàn phần.

- Trường hợp 3: Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Các Điều 70, 71, 72, 73, Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Các vi phạm quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể có thể là các vi phạm về cách thức thực hiện, vi phạm về thứ tự thực hiện hoặc khi thực hiện lấy ý kiến của người lao động (hoặc thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở).

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào?

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Nội dung đơn yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu phải bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 401 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
2. Đơn yêu cầu của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, theo đó nội dung đơn yêu cầu tuyên bố thoả ước lao động tập thể vô hiệu phải bao gồm những nội dung sau đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu được quy định như thế nào?

Theo Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xem xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu cụ thể như sau:

- Thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.

- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, Tòa án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và Viện kiểm sát cùng cấp.

- Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn hoặc văn bản yêu cầu, nếu người yêu cầu rút yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn, văn bản yêu cầu.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

- Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.

- Quyết định tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam.

Như vậy, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động được kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp không?
Lao động tiền lương
Thời gian và địa điểm lấy ý kiến biểu quyết dự thảo thỏa ước lao động tập thể được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Tải mẫu thỏa ước lao động tập thể mới nhất năm 2025 ở đâu?
Lao động tiền lương
Nội dung thỏa ước lao động tập thể phải có lợi hơn cho người lao động phải không?
Lao động tiền lương
Quy định của công ty chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì đối tượng lấy ý kiến bao gồm những ai?
Lao động tiền lương
Thỏa ước lao động tập thể có thể thỏa thuận qua lời nói hay không?
Lao động tiền lương
Chi phí khi thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể do ai chi trả?
Lao động tiền lương
Có bao nhiêu loại thỏa ước lao động tập thể hiện nay?
Lao động tiền lương
Có được sửa đổi thỏa ước lao động tập thể không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thỏa ước lao động tập thể
473 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào