Thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ là gì? Có bao nhiêu nội dung trong thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ?
Thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
...
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
...
Chiếu theo quy định trên, khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ thông qua văn bản thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Như vậy, có thể hiểu, thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh là một văn bản pháp lý giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhằm mục đích xác định rõ ràng các điều khoản liên quan đến việc bảo vệ các thông tin nhạy cảm, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp.
Theo đó, thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là một công cụ quan trọng để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ là gì? Có bao nhiêu nội dung trong thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ?
Có bao nhiêu nội dung chính trong thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định:
Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
...
2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
...
Như vậy, có tổng cộng 06 nội dung chính cần phải ghi rõ trong văn bản thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:
- Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
- Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
Bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì khái niệm về bí mật kinh doanh được nêu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
...
Tuy nhiên, về khái niệm bí mật công nghệ thì hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) đều không có nêu.
Dù vậy có thể hiểu bí mật công nghệ là bao gồm các quy trình sản xuất, công nghệ chế tạo, hoặc các sáng chế chưa được công bố, có khả năng ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất.
Tổng kết lại, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp là những thông tin và quy trình quan trọng, có giá trị kinh tế cao, được giữ kín nhằm bảo vệ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
Việc xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ hiệu quả bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Theo đó, khi giao kết hợp đồng lao động phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
- Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?