Thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo như thế nào?
Tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay phải được bố trí như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1.3 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.1.2 Bộ điều khiển
Các bộ điều khiển bằng điện của thiết bị mang tải phải tuân thủ IEC 60204-32.
4.1.3 Tay cầm
Phải trang bị (các) tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay, được bố trí sao cho tránh được thương tích lên các ngón tay. Không yêu cầu các tay cầm nếu thiết bị sẵn có các chỗ để nắm tay.
4.1.4 Yêu cầu đối với các dây treo tích hợp sẵn
Các dây treo được tích hợp trên thiết bị mang tải phải tuân thủ ISO 4778, ISO 7351, EN 1492-1, EN 1492-2 và EN 1492-4.
4.1.5 Ổn định trong quá trình bảo quản
Khi không có nhu cầu sử dụng, thiết bị mang tải phải có khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản. Thiết bị phải không bị lật khi bị nghiêng 10° theo mọi hướng. Có thể đạt được độ ổn định này dựa theo hình dạng của thiết bị hoặc bằng các phương tiện bổ sung, chẳng hạn như các giá đỡ.
...
Theo quy định trên, tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay, được bố trí sao cho tránh được thương tích lên các ngón tay. Không yêu cầu các tay cầm nếu thiết bị sẵn có các chỗ để nắm tay.
Thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2.5.1 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.5 Thiết bị mang tải dạng dĩa
4.2.5.1 Thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo với các càng nâng nghiêng trong khoảng 5° so với phương ngang để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận tải nâng.
4.2.5.2 Trong phạm vi tải nâng và vị trí trọng tâm của tải nâng dự kiến, các càng nâng phải nghiêng ngược về phía sau một góc lớn hơn hoặc bằng 5 ° so với phương ngang để ngăn chặn tải nâng trượt khỏi các càng nâng.
4.2.5.3 Các thiết bị mang tải dạng dĩa thao tác với tải dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói), sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải có thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng).
Thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ phải ngăn chặn sự rơi toàn bộ hoặc một phần tải nâng.
Để thao tác vốn tải nâng dễ rơi (ví dụ như gạch, ngói) thì phần đáy và các mặt bên của thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ (ví dụ: lưới, lồng) phải không có các lỗ có thể cho phép khối cầu đường kính 50 mm lọt qua.
Khuyến nghị nên dùng các thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ là loại được kích hoạt tự động.
4.2.5.4 Các thiết bị mang tải dạng dĩa được trang bị thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ theo 4.2.5.3 phải có khả năng chịu được tải trọng phân bố đều có giá trị bằng 50% WLL theo tất cả các phương.
4.2.5.5 Thiết bị mang tải dạng dĩa cho tải khối (ví dụ như tải được bọc nhựa có dạng palet), được sử dụng trong khu vực nguy hiểm, phải có thiết bị giữ tải (ví dụ như xích, băng hoặc chốt cài) để ngăn chặn tải nâng trượt khỏi dĩa.
4.2.5.6 Thiết bị mang tải dạng dĩa với các thiết bị giữ tải 4.2.5.5 phải có khả năng chịu được tải trọng phân bố đều có giá trị bằng 50% WLL.
Theo quy định trên, thiết bị mang tải dạng dĩa khi không có tải phải được treo với các càng nâng nghiêng trong khoảng 5° so với phương ngang để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận tải nâng.
Khi sử dụng thiết bị mang tải dạng dĩa tại khu vực nguy hiểm phải kiểm tra những gì?
Tại tiểu mục 6.1.2.4 Mục 6 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:
Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
6.1 Sổ tay hướng dẫn sử dụng
6.1.2.4 Móc chữ C và thiết bị mang tải dạng dĩa
a) Kiểm tra tính phù hợp của tải nâng.
b) Phạm vi tải nâng yêu cầu và vị trí của trọng tâm tải nâng để ngăn chặn tải nâng bị trượt.
c) Khi sử dụng thiết bị mang tải dạng dĩa tại khu vực nguy hiểm phải kiểm tra rằng thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ đã được đặt đúng vị trí.
6.1.2.5 Dầm nâng
a) Nhà sản xuất dầm nâng phải cung cấp thông tin trong sổ tay hướng dẫn về các phương pháp treo tải nâng để cho phép người sử dụng đảm bảo rằng tổ hợp dầm nâng và tải nâng sẽ ổn định khi được nâng lên.
Các thông tin phải chỉ ra tâm quay của dầm nâng quanh cần trục, tâm quay của các điểm treo tải và khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa chúng. Điều này được minh họa bằng sơ đồ trên Hình 9, chỉ thể hiện một mặt phẳng, cùng với minh họa tương tự về tâm quay của các điểm treo tải và khoảng cách theo phương thẳng đứng đến trọng tâm.
...
Theo đó, khi sử dụng thiết bị mang tải dạng dĩa tại khu vực nguy hiểm phải kiểm tra rằng thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ đã được đặt đúng vị trí.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?